Tìm hiểu chức năng tìm nạp mới của Google Webmaster

Hôm trước mình được một bạn hỏi về chức năng Tìm nạp của Google (Fetch as Google) trong Webmaster Tool có thay đổi, nay mình hướng dẫn sơ qua về các chức năng mới trong phần "Fetch as Google" này.

Chức năng mới trong phần Tìm nạp (hay các bạn hay gọi là Submit Google) tập trung vào giao diện mobile, đây là xu hướng nóng nhất trong giai đoạn 2014 và hẳn là Google đã chuẩn bị các tính năng này trong thời gian dài trước khi ra mắt công cụ này trong Google Webmaster Tool.

Trong phần này mình thao tác nhanh bên ngôn ngữ tiếng Anh, bạn có thể so sánh đối xứng sang tiếng Việt bằng cách thay chữ "en" thành "vi" trong url của link webmaster tool nhé.

Cách thay đổi ngôn ngữ trong Google Webmaster
Cách thay đổi ngôn ngữ trong Google Webmaster
Khi vào phần Fetch as Google bạn sẽ thấy giao diện hơi khác và có nhiều tùy chọn hơn, điều này làm cho một vài bạn rối vì không biết nên chọn tùy chọn nào khi sử dụng.

Giao diện mới trong "Fetch as Google"
Giao diện mới trong "Fetch as Google"
Có một vài loại điện thoại không có khả năng hiển thị cao cấp như smartphone, do bị giới hạn thư viện hiển thị nó phải được website hỗ trợ cách hiển thị cơ bản cấp thấp. - XHTML/WML/cHTML

Có 3 lưu ý mình tập trung cho các bạn ở phần này:
  1. Tùy chọn cho các bạn chọn loại thiết bị như: desktop, mobile: smartphone, mobile: XHTML/WML, mobile: cHTML - Bạn cần tập trung vào 2 loại đầu tiên là "Desktop" và "Mobile: smartphone"
  2.  
  3. Tùy chọn "Fetch" là tìm nạp theo cách cũ mà các bạn thường làm, bạn nào quen sử dụng theo mô thức cũ thì dùng cái này cho nhanh nhé.
  4.  
  5. Tùy chọn "Fetch and Render": đây là tính năng mới, nhằm yêu cầu robot tìm nạp và cho bạn quan sát cách hiển thị trên màn hình thiết bị tương ứng mà bạn chọn kèm theo vài mã lỗi của robot.
Chọn loại thiết bị tìm nạp
Chọn loại thiết bị tìm nạp
Như vậy, khi tìm nạp bạn chỉ cần nạp 2 loại thiết bị đầu tiên là "Desktop" và "Mobile: Smartphone" là ổn, 2 loại thiết bị sau rất ít phổ biến, ta bỏ qua. Vấn đề là url của một vào site đặt riêng cho từng thiết bị, trong phần này ta cần lưu ý:

** Bạn cần kiểm tra trên smartphone xem giao diện trên điện thoại Url/link có khác với trên máy tính không. Nếu link giống nhau thì bạn không cần quan tâm nhiều, cứ copy Url/link vào, chọn từng thiết bị rồi "Fetch"

** Trường hợp kiểm tra trên Smartphone mà thấy Url/link của website mình khác nhau thì tương ứng link hiện trên máy tính & smartphone tương ứng như thế nào cần chọn đúng Url/link như thế ấy.

GIỜ TA HÃY KIỂM TRA XEM KHI FETCH AND RENDER THỰC TẾ NHƯ THẾ NÀO


1. TÌM NẠP BẰNG CÁCH "FETCH" NHƯ TRƯỚC ĐÂY


Trường hợp chỉ "Fetch" thì vẫn như cũ, sau khi đưa link vào "Fetch" bạn sẽ nhắp vào nút "Submit to Index" rồi vẫn lưu ý là chọn tùy chọn "Crawl only this Url" vì ta chỉ index 1 link này thôi, nếu chọn tùy chọn thứ 2 Google nó sẽ Index toàn website có khả năng gây nguy hiểm!

Submit to Index -> Crawl only this Url
Submit to Index -> Crawl only this Url
Khi nhấn vào để kiểm tra thì thông tin trong tab Fetching ghi rõ thiết bị (ở đây là Desktop) và mã 200 http (200 là mã báo đã thành công trong giao thức http). Các thông tin khác các bạn có thể tìm hiểu thêm (thực ra là như cũ, chẳng có gì để nói nhiều ở đây).

Thông tin trong trạng thái Fetching
Thông tin trong trạng thái Fetching

2. TÌM NẠP BẰNG CÁCH FETCH AND RENDER (TÍNH NĂNG MỚI)


Tính năng này cho phép bạn kiểm tra cách hiển thị trên thiết bị tương ứng, dĩ nhiên là nếu trong trường hợp link trên Desktop & mobile khác nhau mà ta khai báo sai thì robot cũng sẽ hiểu sai và bạn sẽ thấy có vấn đề hơi "kì kì" ở đây đấy. Vì vậy, hãy khai báo cho đúng.

Link tôi đã khai báo Fetch and Render
Link tôi đã khai báo Fetch and Render
2 link đóng khung là 2 link khai báo đúng, còn 3 link giữa là có vấn đề, giờ ta hãy xem từng vấn đề ở đây là gì nhé ... thực tình mà nói Google còn ngu quá!

CÓ 2 ĐIỂM CẦN LƯU Ý TRƯỚC KHI ĐỌC TIẾP

1. Tôi đang dùng Url của Blogger để khai báo, Url/link của blogger phân ra thành 2 tham số, tận cùng là .html sử dụng cho desktop (hay máy tính), còn tận cùng là .html?m=x là dùng cho các thiết bị di động.

2. Khi kiểm tra cách hiện thị trong phần Fetch and Render thì cũng vậy, bạn cứ nhắp vào phần đã khai báo nó sẽ hiện ra như sau, và bạn sẽ thấy trong tab Redering sẽ hiển thị theo thiết bị mà bạn đã Fetch, còn tab Fetching thì ta đã nói rồi
Kết quả cho thấy giao diện Mobile của tôi quá đẹp!
Kết quả cho thấy giao diện Mobile của tôi quá đẹp!
Tiếp theo, tôi sẽ nói về 3 link lỗi, nếu bạn làm đúng theo phía trên thì sẽ không có vấn đề gì, những link lỗi này là do không thực hiện đúng ...

1. Link giữa màu xám (gạch chéo) là do robot tìm nạp thất bại, đây là lý do kỹ thuật của Google, nếu gặp trường hợp này thì bạn cứ mạnh dạn tìm nạp lại, không vấn đề gì.

Theo mặc định khi thiết bị mobile truy cập vào link của desktop nó sẽ được redirect sang link đúng của mobile, song thường lập trình viên đặt một thiết lập nofollow ở đây để tránh tạo 1 backlink ngoài ý muốn -> Vì thế mà công việc của robot chỉ có thể là báo lỗi. - Robot bị chặn ở link redirect

2. Link dưới cùng, tôi khai báo là thiết bị Mobile, nhưng link blogger tận cùng lại là .html (khai báo sai rồi!). Vậy kết quả robot trả lại là "Redirected". Gặp trường hợp này thì bạn cần phải điều chỉnh link cho đúng với thiết bị khai báo của mình.

3. Link trên cùng là tôi dùng link Mobile nhưng lại khai báo cho thiết bị desktop, nó không bị redirect, nhưng khi vào xem trong Rendering thì thấy cách hiển thị vẫn bình thường như Desktop. Trường hợp này khai báo không tốt, vì robot sẽ tưởng là link này có thể dùng được cho Desktop và Index, và giờ bạn có đến 2 Url cùng vào 1 bài viết trên Google!

TẠI SAO LINK TỪ DESTOP ĐƯỢC REDERECT VÀO LINK MOBILE, CÒN NGƯỢC LẠI THÌ KHÔNG?

Có lẽ do thói quen, trước đây mặc định link Mobile là link ngầm, link chính trên Desktop khi có thiết bị Mobile truy cập vào, khi đó mới được redirect sang cho đúng với thiết bị di động. Vì là link ngầm nên nó không công khai và không được người dùng sử dụng -> Vì vậy mà trường hợp ngược lại chẳng ai nghĩ đến.

Hiện nay cách redirect này đã lỗi thời, các template mới tập trung vào responsive cho css và không ảnh hưởng đến các Url/link. Như vậy Url dùng cho desktop hay bất cứ thiết bị mobile nào cũng chỉ có 1, giúp không phát sinh các vấn đề rắc rối trong SEO.
Các bạn lưu ý là ta "Fetch" được nhiều lần, nhưng tùy chọn "Submit to Index" chỉ có 1 lần, các link Fetch sau đó sẽ không thấy nút Index này nữa. Như vậy, lần đầu ta nên Submit bằng link Desktop - Link gốc.

Theo SEO.hieuqua.co

Sao lưu dữ liệu cá nhân trên Facebook, Twitter và Google+

Sao lưu dữ liệu cá nhân trên Facebook, Twitter và Google+
Nếu bạn là người thường xuyên sử dụng mạng xã hội để đăng các cập nhật cá nhân, giao lưu, trò chuyện,... thì chắc hẳn bạn sẽ quan tâm đến việc lưu lại những dữ liệu cá nhân của mình trên mạng.

Các hình ảnh hay video mà bạn đã chia sẽ trên các mạng xã hội như Facebook, Twitter hay Google+ là các dữ liệu rất quý bởi chúng có thể là những hình ảnh kỉ niệm trong cuộc sống hàng ngày. Nếu lỡ như một trong các mạng xã hội trên dừng hoạt động hoặc phòng khi tài khoản bị kẻ khác chiếm đoạt thì bạn phải làm sao để có thể sao lưu lại tất cả các dữ liệu của mình? Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn tiến hành sao lưu dữ liệu trên 3 dịch vụ mạng xã hội được nhiều người dùng nhất hiện nay: Facebook, Twitter và Google+.

Facebook

Bước 1: Đăng nhập vào Facebook và nhấp vào thanh menu hình bánh xe ở góc ngoài cùng bên tay phải, sau đó chọn Account Settings ("Thiết lập tài khoản" trong giao diện tiếng Việt).

 
Bước 2: Trong cửa sổ ‘General Account Settings (Thiết lập tài khoản chung), bạn chú ý dòng chữ ‘Download a copy of your Facebook data (Tải một bản sao dữ liệu Facebook của bạn) ở cuối dòng. Hãy nhấn vào đó.

 
Bước 3: Bạn sẽ được đưa tới trang Download Your Information (Tải Thông Tin Của Bạn Về). Lúc này, bạn hãy nhấn vào nút 'Start my archive' để Facebook tiến hành quá trình nén các dữ liệu cá nhân của bạn thành 1 tập tin trước khi cho phép bạn tiến hành tải về.


Một cửa sổ xác nhận sẽ xuất hiện, bạn hãy nhấn tiếp 'Start my archive' để xác nhận, rồi bấm vào ‘Confirm' để kết thúc
Sau đó Facebook sẽ tiến hành quá trình nén dữ liệu người dùng trước khi cho phép bạn tải về. Ngoài ra, bạn sẽ nhận được email thông báo hoàn thành quá trình sao lưu từ Facebook.


Nếu bạn quan tâm đến lịch sử sử dụng tài khoản, bạn có thể tải về dữ liệu mở rộng của tài khoản trên Facebook bằng các nhấn vào đường dẫn ‘expanded archive' và thực hiện như bước 3. Facebook cũng sẽ gửi email thông báo cho bạn biết để tải về bản sao lưu dữ liệu khi đã sẵn sàng.
Twitter

Với Twitter thì công việc này khá đơn giản, sau khi đăng nhập vào tài khoản, bạn nhấn chọn vào biểu tượng hình bánh răng và nhấn chọn ‘Settings'


Trong cửa sổ thiết lập tài khoản, bạn kéo thanh cuộn xuống cuối dòng thiết lập và nhấn chọn ‘Request your archive'


Một cửa sổ thông báo rằng Twitter sẽ gửi email thông báo cho bạn sau khi quá trình sao lưu dữ liệu tài khoản được sẵn sàng để tải về.


Sau khi quá trình sao lưu đã hoàn thành và sẵn sàng cho việc tải về, Twitter sẽ gửi email thông báo cho bạn, trong đó sẽ đính kèm đường dẫn tải về. Bạn nhấn vào ‘Go now' để đến trang tải dữ liệu tải về.


Bây giờ thì công việc còn lại của bạn chỉ là nhấn vào nút ‘Download' để tiến hành tải về tập tin sao lưu dữ liệu cá nhân trên Twitter.

 
Google+

Với Google+ thì quá trình thực hiện cũng khá...đơn giản! Bạn chỉ cần truy cập vào đường dẫn https://www.google.com/takeout/#custom:plus_one (tất nhiên là cần đăng nhập trước) và nhấn chọn ‘Tạo tệp lưu trữ' thế là xong.

Khá là đơn giản phải không? Chúc các bạn thành công.

Nhiễm độc DNS Cache là gì?

Nhiễm độc DNS Cache là gì?

Nhiễm độc bộ nhớ đệm DNS (DNS cache poisoning), hay còn được gọi là giả mạo DNS, là một kiểu tấn công khai thác lỗ hổng trong hệ thống tên miền (DNS - domain name system) để chuyển hướng lưu lượng truy cập Internet từ máy chủ hợp pháp tới các máy chủ giả mạo.


600x275

Theo trang công nghệ Howtogeek, một trong những lý do khiến nhiễm độc DNS trở nên rất nguy hiểm là vì nó có thể lây lan từ máy chủ DNS này sang máy chủ DNS khác. Trong năm 2010, một sự kiện ngộ độc DNS lớn đã dẫn đến "Vạn Lý Tường Lửa" (Great Firewall) của Trung Quốc tạm thời được chuyển ra khỏi biên giới nước này, việc kiểm duyệt Internet được chuyển hướng sang Mỹ cho đến khi được sửa chữa.
 
DNS hoạt động như thế nào?

600x230

Nói một cách dễ hiểu thì bất cứ khi nào bạn gõ một địa chỉ trang web trên máy tính chẳng hạn như "google.com", thì việc đầu tiên là nó phải liên lạc với máy chủ DNS của mình (trong ví dụ này là máy chủ DNS của Google). Các máy chủ DNS sau đó đáp ứng với một hoặc nhiều địa chỉ IP giúp máy tính của bạn có thể truy cập vào google.com. Máy tính của bạn sau đó kết nối trực tiếp đến địa chỉ IP "số". DNS chuyển đổi qua lại địa chỉ con người có thể đọc được như "google.com" với các địa chỉ IP bằng số mà chỉ máy tính có thể đọc được như "173.194.67.102".

Bộ nhớ đệm của DNS

600x275

Internet không chỉ có duy nhất một máy chủ DNS nào đó mà là vô số, giúp cho nó trở nên hiệu quả trong việc trao đổi thông tin. Hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ Internet của bạn chạy các máy chủ DNS của riêng mình, tuy nhiên, thông tin cũng có thể được truy xuất từ bộ nhớ cache của máy chủ DNS khác. Bộ định tuyến (router) của nhà bạn cũng đóng vai trò như một máy chủ DNS, trong đó lưu trữ thông tin từ các máy chủ DNS của nhà cung cấp dịch vụ Internet. Máy tính của bạn cũng có một bộ nhớ đệm DNS địa phương, vì vậy nó có thể nhanh chóng tham khảo tra cứu hơn là thực hiện việc đó trên một máy chủ DNS khác.
 
Nhiễm độc DNS Cache

Một bộ nhớ đệm DNS có thể bị nhiễm độc nếu nó chứa một mục nhập (entry) không chính xác. Ví dụ, nếu một kẻ tấn công được quyền kiểm soát một máy chủ DNS và thay đổi một số thông tin trên đó, ví dụ, địa chỉ google.com sẽ bị chuyển đến địa chỉ IP mà kẻ tấn công sở hữu trong khi người dùng không hề hay biết, khi đó máy chủ DNS sẽ khiến người dùng Google.com để tìm kiếm đi đến sai địa chỉ. Mà địa chỉ đó của kẻ tấn công thì có thể chứa một số loại trang web lừa đảo độc hại.
600x220
Sự nhiễm độc DNS như thế này hoàn toàn có thể lây lan. Ví dụ, các nhà cung cấp dịch vụ Internet khác nhau có thể nhận được thông tin DNS của họ từ các máy chủ đã bị xâm nhập, các entry DNS chứa mã độc sẽ lây lan sang các nhà cung cấp dịch vụ Internet và được lưu trữ ở đó. Sau đó nó sẽ tiếp tục lây lan sang các bộ định tuyến gia đình bạn và bộ nhớ đệm DNS địa phương trên máy tính dẫn đến việc tìm kiếm các entry DNS nhận được phản hồi không chính xác mà người dùng hoàn toàn không hề hay biết.
 
"Vạn Lý Tường Lửa" của Trung Quốc "bị dời" sang Mỹ

Tất cả những điều đã nêu trên đây không chỉ là một vấn đề lý thuyết. Sự thật là nó thậm chí đã xảy ra trong thế giới thực trên quy mô lớn. Vâng, chúng ta đang nói tới vụ nhiễm độc DNS quy mô lớn "Great Firewall" xảy ra cách đây 3 năm. Một trong những cách giúp Great Firewall Trung Quốc hoạt động là thực hiện chặn ở cấp DNS (DNS level). Ví dụ, một trang web bị chặn ở Trung Quốc, chẳng hạn như twitter.com, có thể có các bản ghi DNS của trang web này "trỏ" vào một địa chỉ không chính xác trên các máy chủ DNS ở Trung Quốc. Và kết quả người dùng không thể truy cập Twitter thông qua các phương tiện bình thường. Nếu muốn, Trung Quốc có thể cố ý đầu độc bộ nhớ đệm máy chủ DNS riêng của chính mình vì một mục đích nào đó.

600x276

Trong năm 2010, một nhà cung cấp dịch vụ Internet bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc đã nhầm lẫn cấu hình máy chủ DNS của mình với các thông tin từ các máy chủ DNS ở Trung Quốc. Không may, nó đã lấy các bản ghi DNS không chính xác từ Trung Quốc và lưu trữ chúng trên các máy chủ DNS của riêng mình. Và sau đó, các nhà cung cấp dịch vụ Internet khác lại lấy thông tin DNS từ nhà cung cấp dịch vụ Internet này và sử dụng nó trên các máy chủ DNS của họ. Các entry DNS mang mã độc tiếp tục lan truyền cho đến khi nhiều người dùng ở Mỹ đã bị chặn truy cập vào Twitter, Facebook và YouTube trên chính các nhà cung cấp dịch vụ Internet của Mỹ. "Vạn Lý Tường Lửa" (Great Firewall) của Trung Quốc đã thực sự bị "rò rỉ" ra ngoài biên giới quốc gia này và ngăn hàng loạt người sử dụng từ nhiều nơi khác trên thế giới truy cập vào các trang web trên. Cho dù đây chỉ là sự cố nhưng diễn biến của sự kiện này chẳng khác gì so với một cuộc tấn công đầu độc DNS quy mô lớn.
 
Giải pháp

Để tìm lý do thực sự của sự nhiễm độc bộ nhớ đệm DNS là một vấn đề rất khó khăn bởi vì không có cách nào thực sự hiệu quả để xác định các danh mục DNS máy tính của bạn nhận được có hợp pháp hay đã bị giả mạo.

Một trong những giải pháp dài hạn để chống đầu độc bộ nhớ đệm DNS là DNSSEC. DNSSEC sẽ cho phép các tổ chức "ký" vào các bản ghi DNS của họ bằng cách sử dụng mật mã khóa công khai, việc này đảm bảo rằng máy tính của bạn sẽ biết liệu một bản ghi DNS nên tin tưởng hay đã bị đầu độc và chuyển hướng đến một địa chỉ không chính xác.

Bạn đã biết cách tìm kiếm trên Google?

Bạn đã biết cách tìm kiếm trên Google?
Cứ khoảng vài tháng, Google lại tổ chức các buổi học Google Class, hướng dẫn cách tìm kiếm và khai thác sức mạnh của công cụ tìm kiếm trên Google. Các lớp Google Class gồm 6 lớp học kéo dài 50 phút, được chia thành các clip YouTube có độ dài 5-10 phút.

Các buổi học được nhà khoa học tìm kiếm của Google và cũng là chuyên gia tìm kiếm Dan Russell hướng dẫn. 

Sau đây là những thủ thuật tìm kiếm vừa được Google tiết lộ tại các Google Class


CTRL+F
Khi vào trang tìm kiếm Google, bạn gõ từ, cụm từ cần tìm kiếm, sau đó nhấn tổ hợp phím CTRL+F trên máy tính Windows hoặc tổ hợp biểu tượng ⌘ và F trên máy Mac. Như vậy, các từ và cụm từ mà bạn tìm kiếm sẽ được bôi vàng nổi bật trong các kết quả tìm kiếm, giúp bạn dễ nhìn hơn.

Tìm kiếm kết quả trong một website (site search)
Nếu bạn muốn tìm kiếm một bài báo cụ thể từ một blog hay website cụ thể nhưng bạn không nhớ tiêu đề bài báo đó, hoặc bạn muốn xem tất cả những gì một website nào đó viết về cái bạn đang muốn tìm.

Bạn có thể dùng một thủ thuật nhỏ để hạn chế kết quả tìm kiếm trong một website. Chẳng hạn, bạn muốn tìm những bài báo nói về chủ đề thiết kế website từ trang www.adcvietnam.net. Trong hộp tìm kiếm trên Google, hãy gõ "site:adcvietnam.net" rồi đến từ khoá tìm kiếm. Như vậy, kết quả tìm kiếm trên Google sẽ chỉ hiện ra những kết quả đến từ trang www.adcvietnam.net.

Loại bỏ những kết quả không mong muốn
Đôi khi bạn tìm kiếm và Google trả về những kết quả sai. Chẳng hạn, bạn tìm kiếm "điện thoại Galaxy" nhưng khi gõ từ khoá này, có thể các kết quả về "máy tính bảng Galaxy" cũng sẽ xuất hiện.

Bạn có thể loại bỏ điều này bằng cách sử dụng dấu trừ (-) ngay trước cụm từ mà bạn không muốn kết quả tìm kiếm. Chẳng hạn trong trường hợp trên, bạn gõ "điện thoại Galaxy -máy tính bảng Galaxy".


Quy tắc này cũng có thể áp dụng khi bạn không muốn kết quả tìm kiếm của một website cụ thể nào đó. Chẳng hạn, bạn tìm kiếm thiết kế webiste du lịch, và không muốn kết quả tìm kiếm trả về nằm trên trang Adcvietnam.net, bạn gõ "thiết kế website du lịch –site:adcvietnam.net". Trên 9 triệu kết quả trả về sẽ không có kết quả trên trang Adcvietnam.net.

Tìm kiếm hình ảnh
Khi bạn tìm kiếm hình ảnh, đôi khi bạn muốn biết chi tiết hơn về các kết quả hình ảnh. Google cho phép bạn làm điều này. Hãy vào google.com/images. Ngoài việc nhập từ khoá, hộp tìm kiếm cho phép bạn tải ảnh lên bằng cách click vào biểu tượng camera, như hình minh hoạ dưới đây.
Nhấn vào biểu tượng camera, sẽ ra trang tìm kiếm sau:
Sau khi tải ảnh lên hoặc dán đường liên kết URL của ảnh vào, Google sẽ tìm các kết quả tìm kiếm dựa trên cơ sở này. Bạn sẽ biết thêm một số thông tin chi tiết về bức ảnh, như kích cỡ ảnh, hoặc trang nào khác có kích cỡ ảnh lớn hơn, hoặc ảnh đó xuất hiện ở những site nào khác...

 
Tìm kiếm theo định dạng file
Nhiều lần chúng ta muốn lọc các kết quả tìm kiếm của mình, theo nhiều cách. Google có thể cho phép chúng ta làm điều này. Cách tìm kiếm "site search" cũng là một kiểu lọc kết quả, nhưng bạn còn có thể lọc kết quả theo kiểu định dạng file. Ví dụ bạn muốn tìm kiếm về chính sách viễn thông công ích và muốn các kết quả trả về là dạng file pdf, hãy gõ: "chính sách viễn thông công ích, filetype:pdf". Tất cả các kết quả trả về sẽ ở dạng file pdf.


Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm về các cách lọc kết quả tìm kiếm trên Google tại http://www.googleguide.com/advanced_operators_reference.html

Hướng dẫn xóa và khóa tài khoản trên Facebook, Twitter và Google plus

Hướng dẫn xóa và khóa tài khoản trên Facebook, Twitter và Google plus
Hầu hết người dùng máy tính hiện nay đều sở hữu một vài tài khoản cá nhân trên các mạng xã hội như Facebook, Twitter, Google+,... để giao lưu, kết bạn và cập nhật thông tin trên Internet.

Việc đăng ký tài khoản trên các mạng xã hội trên khá đơn giản, nhưng việc xóa hay vô hiệu hóa tài khoản (Deactivate) thì không phải ai cũng biết cách. Bài viết này sẽ hướng dẫn việc xóa hoặc vô hiệu hóa tài khoản cá nhân trên các mạng xã hội thông dụng hiện nay, gồm Facebook, Twitter và Google+.

Facebook

Hiện nay Facebook đang là mạng xã hội đông dân nhất thế giới và Facebook cũng cung cấp cho người dùng phương pháp xóa tài khoản cá nhân qua 2 cách: cách 1 là hủy kích hoạt tài khoản Facebook cá nhân (Deactivate My Account) và cách 2 là xóa bỏ hoàn toàn (Delete My Account)

Cách 1: Hủy kích hoạt tài khoản (Deactivate My Account)

Cách này giúp bạn khóa tạm tài khoản của mình trên Facebook, đồng thời các hoạt động trên Facebook của bạn cũng sẽ được gỡ bỏ. Tuy nhiên một số các thông tin cá nhân của bạn sẽ vẫn còn tồn tại và chỉ có bạn bè của bạn mới có thể nhìn thấy được.

Để thực hiện, bạn hãy truy cập vào địa chỉ https://www.facebook.com/deactivate.php sau khi đã đăng nhập vào Facebook..


Tại trang Khóa tài khoản, bạn hãy chú ý thiết lập một số tùy chọn dành cho tài khoản sau khi đã thực hiện việc vô hiệu hóa. Sau khi thiết lập xong, bạn hãy nhấn vào ‘Confirm' để xác nhận.


Một bản thông báo yêu cầu nhập mật khẩu để xác nhận sẽ xuất hiện, bạn hãy tiến hành nhập mật khẩu và nhấn ‘Deactivate Now' để xác nhận lần nữa lựa chọn Hủy kích hoạt tài khoản Facebook của mình.


Sau khi đã hủy kích hoạt tài khoản, bạn có thể kích hoạt lại tài khoản bất cứ lúc nào bằng cách đăng nhập lại vào Facebook là xong.

Cách 2: Xóa vĩnh viễn tài khoản khỏi Facebook

Nếu đã quyết định xóa luôn tài khoản cá nhân khỏi Facebook, bạn hãy truy cập vào địa chỉ https://www.facebook.com/help/delete_account sau khi đã đăng nhập vào Facebook. Tiếp đến bạn hãy nhấn ‘Delete My Account' để tiến hành việc xóa bỏ tài khoản của mình khỏi Facebook.

Tài khoản của bạn sẽ vẫn tạm thời tồn tại 14 ngày kể từ khi bạn quyết định xóa tài khoản. Nếu muốn ngưng, bạn chỉ việc đăng nhập lại vào Facebook thì việc xóa tài khoản trước đó sẽ được hủy bỏ.

Twitter
Với Twitter, bạn hãy đăng nhập vào tài khoản và tìm đến trang cài đặt (Settings)


Tại trang cài đặt của Twitter, bạn di chuyển xuống cuối dòng và nhấn vào dòng ‘Deactivate my account'


Tại trang Khóa kích hoạt tài khoản (Deactivate) của Twitter, bạn hãy nhấn tiếp ‘Deactivate_têntàikhoản' để xác nhận việc khóa tài khoản của mình.


Lệnh khóa tài khoản này sẽ tồn tại trong 30 ngày, nếu trong 30 ngày tới bạn không đăng nhập vào tài khoản, hệ thống sẽ tự động xóa hoàn toàn tài khoản của bạn trên Twitter

Google+

Với Google, bạn có thể hủy kích hoạt sử dụng dịch vụ Google+ hoặc xóa bỏ hoàn toàn tài khoản Google của mình. Bạn hãy truy cập vào trang tài khoản của mình bằng cách nhấn chọn vào hình ảnh đại diện của mình từ website của Google.


Tại trang tài khoản của bạn trên Google, bạn hãy nhấn chọn vào dòng ‘Google+' và kéo chuột xuống cuối trang. Tại đây sẽ có tùy chọn ‘Vô hiệu Google+/Deactivate Google+'


Tại trang Vô hiệu Google+, bạn sẽ có 2 tùy chọn xóa: một là tùy chọn hủy và xóa kích hoạt tài khoản trên Google+; hai là xóa toàn bộ tài khoản của mình trên Google.

Sau khi lựa chọn xong, bạn hãy nhấn vào ‘Xóa các dịch vụ đã chọn/Remove selected services'. Sau khi nhấn chọn, các nội dung liên quan đến việc hủy kích hoạt tài khoản của bạn sẽ được liệt kê bên dưới. Sau khi xem xong các thông tin, bạn hạy nhấn vào ‘Close account and delete all services and information associated with it' để quyết xác nhận thêm lần nữa.

Hướng dẫn xóa nhiều tài khoản trực tuyến

AccountKiller (http://www.accountkiller.com) được ví như một cuốn "từ điển bách khoa mở", dịch vụ là nơi tập hợp hơn 500 bài viết hướng dẫn cho việc xóa các tài khoản web tương ứng. Nội dung các bài viết hướng dẫn rất ngắn gọn, chủ yếu là các liên kết trực tiếp dẫn đến trang xóa tài khoản của dịch vụ bạn chọn (Direct removal link) hoặc các đường liên kết để bạn tham khảo.

Cách hẹn giờ gửi của Gmail

Cách hẹn giờ gửi của Gmail
Email hầu như khó mà được gửi đi tức thời. Sự khác biệt có thể thấy rõ khi bạn chat hoặc gọi điện cho một người bạn. Tuy nhiên, người ta vẫn cảm thấy email là tức thời khi hầu hết chúng ta đều nhấn nút "Gửi" ngay khi soạn xong thư. 

Đôi khi bạn sẽ cảm thấy tiện lợi vì tận dụng được chính sự thiếu kịp thời đó nhưng để chủ động gửi email vào thời điểm cần thiết lại là việc khó khăn. Hãy dùng Boomerang, một tiện ích mở rộng hữu ích dành cho trình duyệt Firefox và Chrome cho phép đặt lịch hẹn giờ gửi mail và nhiều hơn thế nữa.

Sau đây là hướng dẫn sử dụng Boomerang:

1. Cài đặt tiện ích này từ địa chỉ http://www.boomeranggmail.com/
2. Ngay sau khi tiện ích được khởi chạy, bạn hãy refresh lại Gmail
3. Soạn một bức thư mà bạn muốn gửi vào thời điểm sau đó
4. Nhấn nút "Gửi sau" nằm ngay cạnh nút "Gửi" phía trên đầu trang. Bạn sẽ cần phải xác thực, do đó bạn hãy chắc chắn rằng trình duyệt đang bật chế độ cho xem cửa sổ pop-up ít nhất một lần.


5. Hãy chọn thời gian bạn muốn gửi đi từ menu thả xuống

6. Bạn cũng có thể đặt lịch gửi một bức thư như là một nhắc nhở (hoặc một cảnh báo làm phiền). Bấm chọn vào ô bên cạnh dòng chữ "Boomerang this message..." sau đó chọn khoảng thời gian bao nhiêu lâu trước khi gửi lại thư hoặc việc gửi lại thư đó có quan trọng với bạn hay không.


Thế là xong! Boomerang cho phép gửi miễn phí 10 email theo lịch mỗi tháng và sau đó bạn sẽ phải đăng ký thuê bao để sử dụng tiếp.
Chí Thành
Theo Cnet

Gmail có gì mới?

Gmail có gì mới?
Google đã trình làng giao diện mới mang "phong cách" Google+ cho dịch vụ Gmail của mình. Bên cạnh giao diện mới là một loạt các tính năng mới được bổ sung. Vậy Gmail "mới" của Google có gì mới?


Cùng khám phá qua bài viết Gmail có gì mới?


Hướng dẫn chuyển sang giao diện Gmail mới
Mặc dù, Google cho biết giao diện mới sẽ được áp dụng cho toàn thể người dùng Gmail, tuy nhiên, hiện tại chỉ dừng lại ở mức tùy chọn, nghĩa là người dùng có thể quyết định chuyển sáng sử dụng giao diện mới này hay vẫn giữ nguyên giao diện cũ.

Để chuyển sang giao diện mới, mỗi khi đăng nhập vào tài khoản Gmail, ở góc dưới bên phải bạn sẽ nhận được một thông báo "Chuyển sang giao diện mới". Nhấn vào mục này rồi nhấn tiếp vào nút "Chuyển sang giao diện mới" ở hộp thoại hiện ra.

Cuối cùng, nhấn tiếp vào nút "Tiếp tục với giao diện mới" để Gmail "lột xác" hoàn toàn.

Những tính năng mới
Bên cạnh việc "lột xác" về giao diện, Google cũng bổ sung một loạt các tính năng mới cho dịch vụ email của mình.

Giao diện sáng và đẹp hơn
Ấn tượng đầu tiên cho giao diện mới của Gmail chính là một giao diện sáng và đẹp hơn, mang phong cách của mạng xã hội Google+.

Với giao diện mới này giúp bạn dễ dàng tìm và đọc những email chưa đọc được thuận tiện hơn. Các biểu tượng chức năng của hộp thư (chuyển tiếp, xóa…) cũng được thiết kế lại.

Thay đổi kích cỡ hòm thư
Người dùng Gmail có thể thay đổi kích cỡ hiển thị của hộp thư Gmail trên trình duyệt web để có thể xem được nhiều email hơn nếu mình muốn. Để sử dụng chức năng này, bạn nhấn vào biểu tượng "Cài đặt" ở góc phải (biểu tưng chiếc bánh răng), chọn 1 trong 3 thiết lập hiện ra (Mật độ thấp, trung bình hoặc cao).

Tự động thích nghi
Tính năng mới của Gmail sẽ tự động thay đổi kích cỡ hộp thư để thích nghi với kích cỡ cửa sổ trình duyệt web. Nếu bạn điều chỉnh sửa sổ của trình duyệt web, kích cỡ hộp thư của Gmail sẽ được thay đổi để dày đặc hoặc thưa thớt hơn.

Phông nền tùy chọn

Cũng giống như Gmail trước đây, người dùng có thể tùy chọn phông nền cho hộp thư Gmail của mình, nhưng giờ đây, Google cung cấp cả những phông nền độ phân giải cao để sử dụng, để hộp thư Gmail trở nên sinh động và đẹp mắt hơn.

Để thay đổi giao diện cho hộp thư Gmail, bạn chọn "Tùy chọn" (góc trên cùng bên trái hộp thư Gmail). Tiếp theo chọn "Chủ đề" từ những mục hiện ra. Tại đây, bạn chọn cho mình một kiểu giao diện ưng ý cho Gmail.

Thiết kế lại nội dung email
Nội dung giao diện khi mở email đã được thiết kế lại, tạo cho người dùng cảm giác như khi họ đang xem một cuộc đàm thoại giữa 2 địa chỉ email. Trong khi đó, thông tin của người gửi (hoặc nhận email) sẽ được hiển thị ở menu bên phải, cho phép người dùng dễ dàng tìm hiểu thông tin của họ.

Tính năng tìm kiếm tùy chọn
Gmail được cung cấp thêm tính năng mới, cho phép người dùng lọc thông tin để tìm kiếm, giúp tìm kiếm email được dễ dàng và nhanh chóng hơn. Với tính năng này, bạn có thể lọc ra những email đến từ 1 địa chỉ nào đó, hoặc trong ngày nào đó, hoặc trong nội dung có chứa 1 cụm từ nào đó…

Để sử dụng tính năng tìm kiếm này, chỉ việc nhấn vào phím mũi tên nhỏ ở khung tìm kiếm nằm trên Gmail.
Theo Dân trí

12 mẹo giúp bạn tránh xa tin tặc

12 mẹo giúp bạn tránh xa tin tặc

Trong vài ngày gần đây, những tin tức về việc người sử dụng thiết bị Apple ở Úc và Mỹ bị hacker xâm nhập đã khiến nhiều người không khỏi lo lắng. Trong vòng 2 tháng trở lại đây, những công ty như Microsoft, AOL và eBay cũng trở thành nạn nhân của những vụ xâm nhập trái phép.



Trước đó là lỗ hổng "Trái tim rỉ máu" mở toang cánh cửa 50 nghìn máy chủ trên toàn thế giới cho hacker. Tin tặc đã trở thành mối nguy hại an ninh mạng lớn hơn bao giờ hết. Dưới đây là 12 lời khuyên giúp bạn tránh khỏi những nguy cơ do tin tặc gây nên:

1. Hãy đảm bảo rằng bạn đã đặt một mật khẩu "siêu mạnh" và "không đụng hàng". Nói cách khác, mật khẩu của bạn phải khiến người khác khó đoán. Có một cách để tạo ra mật khẩu mạnh là bạn hãy nghĩ ra một câu ngẫu nhiên. Chọn các chữ cái đầu tiên của mỗi từ trong câu đó làm cơ sở cho mật khẩu của bạn.

2. Đừng dùng chung một mật khẩu cho các dịch vụ khác nhau. Việc sử dụng một mật khẩu duy nhất cho nhiều dịch vụ Internet sẽ khiến thiệt hại của bạn lớn gấp nhiều lần khi tin tặc nắm được mật khẩu đó.

3. Sử dụng kiểu bảo mật hai lớp. Rất nhiều dịch vụ trực tuyến, chẳng hạn như Google, ứng dụng công nghệ bảo mật hai lớp dành cho người dùng. Thay vì chỉ điền tên truy nhập và mật khẩu để đăng nhập vào dịch vụ, những website đó còn nhắc người dùng điền một mã bảo mật mà họ đã gửi đến điện thoại của người dùng từ trước đó. Việc này là để nhận diện chính xác người sử dụng.

 
4. Cập nhật bản nâng cấp phần mềm khi cần thiết. Apple, Google, Microsoft thường đưa phần sửa lỗi bảo mật vào trong bản cập nhật phần mềm. Vì thế mỗi khi nhìn thấy thông báo có bản cập nhật mới, bạn nên tiến hành cập nhật ngay cho thiết bị của mình.

5. Xem xét kỹ các yêu cầu cài đặt. Một số ứng dụng trong quá trình cài đặt thường yêu cầu bạn cho phép được truy cập vào một khu vực nào đó trong máy tính hoặc thiết bị di động của bạn, chẳng hạn như địa chỉ liên lạc, vị trí, thư mục ảnh... Việc cho phép ứng dụng cài đặt tự do vào máy mà không xem xét kỹ là kẽ hở lớn nhất mà tin tặc có thể lợi dụng. Đặc biệt đối với những người thường xuyên cài đặt các ứng dụng trên Google Play.


Theo nghiên cứu của công ty bảo mật RiskIQ, số lượng ứng dụng chứa mã độc trên Google Play tăng 388% từ năm 2011-2013. Ở Việt Nam, hiện phổ biến nhất là loại ứng dụng chứa mã độc khiến điện thoại của người sử dụng tự nhắn tin đến các đầu số tính phí với mức giá 15.000 đồng/tin nhắn.

6. Kiểm tra Nhà Phát triển ứng dụng trước khi cài đặt. Có rất nhiều trường hợp kẻ xấu đã nhái tên tuổi của một ứng dụng nổi tiếng để đánh lừa người dùng tải về. Việc này rất phổ biến trên Google Play do Google không có chính sách kiểm soát các ứng dụng đẩy lên kho. Ví dụ hồi năm 2012 một kẻ nào đó đã đẩy một ứng dụng có tên là "Temple Run" lên Google Play. "Temple Run" là một trò chơi nổi tiếng do hãng Imangi Studios phát triển, nhưng xem trong mục Nhà phát triển của ứng dụng nhái thì chỉ có chữ "apkdeveloper". Nếu người dùng không để ý tải về thì có thể họ sẽ bị cài mã độc để đánh cắp thông tin.

7. Không cho phép cắm ổ cứng hoặc USB vào máy tính nếu bạn thấy không tin tưởng. Nếu bạn tự nhiên nhìn thấy một chiếc USB trên bàn, đừng tò mò mà cắm vào máy tính. Tin tặc có thể giấu trong đó một phần mềm mã độc chỉ chờ khi bạn cắm vào máy tính là phát tác. Nếu bạn không tin tưởng nguồn gốc USB hay ổ cứng, đừng khiến cho chiếc máy tính của bạn gặp nguy vì tính tò mò.

 
8. Đảm bảo đó là website an toàn trước khi điền các thông tin cá nhân. Khi truy cập vào một website, bạn hãy tìm biểu tượng hình cái khóa nằm ở phía trước địa chỉ web, bên trong thanh địa chỉ. Và kiểm tra xem địa chỉ web đó có bắt đầu bằng tiền tố https:// hay không. Nếu không có hai yếu tố trên, trang web đó không an toàn và bạn không nên điền những dữ liệu cá nhân nhạy cảm.

9. Đừng gửi dữ liệu cá nhân qua email. Việc gửi các dữ liệu cá nhân nhạy cảm như số thẻ tín dụng hoặc số tài khoản ngân hàng sẽ khiến cho bạn đứng trước nguy cơ bị đánh cắp thông tin và sau đó là tiền bay khỏi ví.

10. Cảnh giác với những thủ đoạn lừa đảo trực tuyến. Tin tặc đánh lừa người sử dụng bằng cách tạo ra một website hay email giả mạo tên tuổi của một công ty đại chúng, yêu cầu bạn cung cấp thông tin để xác thực. Các website và email này đều được cài mã độc. Đặc điểm dễ nhận biết của email giả mạo là thường đưa ra các đường link để đánh lừa người sử dụng bấm vào. Nội dung email thường sai lỗi chính tả và có cách hành văn nghèo nàn. Dưới đây là một email giả mạo Facebook:
 
11. Đừng đăng nhập vào tài khoản ngân hàng khi bạn sử dụng máy tính công cộng. Đôi khi bạn không có sự lựa chọn nào khác khi phải đăng nhập vào tài khoản từ máy tính ở thư viện, cửa hàng cafe, các quán game online. Nhưng đừng thực hiện việc này thường xuyên. Đảm bảo rằng bạn xóa cookie và lịch sử trình duyệt sau khi đăng xuất.

12. Sao lưu các dữ liệu cá nhân để đề phòng bị xóa mất. Bạn nên lưu một bản sao các file quan trọng vào ổ cứng di động và tại các dịch vụ đám mây. Nếu một trong hai phương tiện này bị hack hoặc hư hỏng, bạn vẫn còn phương tiện còn lại để bảo vệ dữ liệu.

Điều cuối cùng, nên cài chương trình phòng chống virus uy tín, cập nhật thường xuyên các thông tin an ninh mạng và thận trọng mỗi khi cung cấp/nhập liệu các dữ liệu các nhân của bạn trên mạng. Cẩn thận không bao giờ là thừa!

Mã độc gửi tin nhắn “móc túi” người dùng 3,9 tỷ đồng mỗi ngày

Mã độc gửi tin nhắn “móc túi” người dùng 3,9 tỷ đồng mỗi ngày

Thống kê mới nhất của Công ty An ninh mạng Bkav cho thấy hơn 20% smartphone ở Việt Nam (22,7%) từng bị lây nhiễm mã độc. Trong đó, riêng virus gửi tin nhắn tới đầu số thu phí gây tổn thất lên tới 3,9 tỷ đồng mỗi ngày cho người dùng.


Thống kê được thực hiện dựa trên số liệu từ Hệ thống giám sát virus của Bkav. Theo đó, chỉ trong vòng 5 tháng đầu năm 2014, phần mềm bảo vệ Smartphone Bkav Mobile Security đã cập nhật 621.000 mã độc mới xuất hiện, vượt xa số lượng 528.000 của cả năm 2013. Đặc biệt, mỗi ngày có 262.000 điện thoại bị nhiễm loại mã độc gửi tin nhắn SMS đến đầu số tính phí. Đây là các đầu số thu phí 15.000 VNĐ/1 tin nhắn, tính ra mỗi ngày người sử dụng Việt Nam bị "móc túi" số tiền khổng lồ lên tới 3,9 tỷ đồng.


Mã độc gửi tin nhắn “móc túi” người dùng 3,9 tỷ đồng mỗi ngày

Lý giải cho việc vì sao người dùng dễ bị "móc túi" như vậy, các chuyên gia Bkav nhận định dòng virus gửi tin nhắn SMS ẩn mình trong các ứng dụng mạo danh các tựa game nổi tiếng như Fruit Ninja, Flappy Bird, Pikachu… Đồng thời, một lượng lớn mã độc cũng đã được phát tán thông qua các phần mềm hack/crack game hoặc phần mềm xem phim, ảnh sex... Khi cài các ứng dụng này, người dùng sẽ bị mất tiền do virus gửi tin nhắn đến các đầu số thu phí giá cao ở Việt Nam.

Ông Vũ Ngọc Sơn, Phó chủ tịch phụ trách Nghiên cứu Phát triển của Bkav, cho biết: "Chỉ trong 5 tháng, chúng tôi đã ghi nhận hơn 1,8 triệu ứng dụng chứa mã độc hại được tung lên các chợ ứng dụng. Xu thế tội phạm mạng chuyển dịch hướng tấn công sang các thiết bị di động ngày càng rõ nét, virus trên mobile đã đến thời kỳ bùng nổ".

Bkav cũng đưa ra khuyến cáo để phòng chống mã độc, người dùng tuyệt đối không cài phần mềm từ nguồn không rõ ràng, đồng thời cẩn trọng khi kết nối điện thoại của mình với một máy tính mà không chắc máy tính đó có sạch virus hay không. Tốt nhất, người dùng nên cài thường trực phần mềm bảo vệ Smartphone cho điện thoại của mình.

Những kỷ lục 10 giây của Facebook

Những kỷ lục 10 giây của Facebook
Tạp chí Business Insider vừa tiến hành thống kê những hoạt động diễn ra trên Facebook trong 10 giây nhằm đánh giá mức độ phổ dụng cũng như sự yêu thích của người dùng đối với mạng xã hội này.

Theo thống kê, cứ mỗi 10 giây trên Facebook có:

 - 83.333 đường link được chia sẻ
- 166.666 yêu cầu kết bạn được gửi đi
- 250.000 tin nhắn được gửi
- 85.000 lời bình luận được viết ra
- 48.833 cập nhật trạng thái (status update) được tạo ra
- 22.666 ảnh được đẩy lên
- 54.976.850 mẩu tin được đăng tải hoặc chia sẻ
- 50 hồ sơ cá nhân mới được tạo ra
- 520.830 thích (Like)
- 12.367 lời mời tham dự các cuộc gặp gỡ được gửi
Đăng Khoa
Theo Business Insider