Thiết kế website doanh nghiệp

Thiết kế website doanh nghiệp
Thiết kế website doanh nghiệp 01
Thiết kế website doanh nghiệp

Khi tiến hành tìm kiếm đơn vị đối tác thiết kế website, có nhiều cách để hoàn tất dự án thiết kế. Một dự án có thể được chia nhỏ ra cho từng đơn vị hoặc có thể giảm bớt công đoạn bằng cách thuê hẳn 1 đơn vị thầu trọn gói thiết kế website từ A-Z.

Thiết kế website doanh nghiệp 02
Thiết kế website doanh nghiệp

Những đơn vị thuê cung cấp dịch vụ thiết kế web trọn gói từ A-Z đều có những gói thiết kế chuẩn để cung cấp cho doanh nghiệp. Như vậy, bài viết này nhằm giới thiệu các tính năng của 1 gói dịch vụ thiết kế website chuẩn là bao gồm những tính năng gì, cách thức hoạt động cũng như đưa ra 1 ví dụ cụ thể thông qua gói thiết kế web chuẩn của ADC Việt Nam.

Thiết kế website doanh nghiệp 03 Thiết kế website doanh nghiệp 04 Thiết kế website doanh nghiệp 05 Thiết kế website doanh nghiệp 06 Thiết kế website doanh nghiệp 07 Thiết kế website doanh nghiệp 08

Gói Thiết kế website doanh nghiệp có 2 đặc tính:
Thiết kế website doanh nghiệp 09   - Tính năng chuẩn
    - Giao diện chuẩn
   Bài viết này tập trung bàn về những tính năng chuẩn của gói thiết kế website doanh nghiệp.

Tính năng chuẩn của gói Thiết kế website doanh nghiệp:
Tính năng được gọi thế nào là chuẩn phụ thuộc vào loại hình cũng như phương thức hoạt động của 1 doanh nghiệp. Một doanh nghiệp bán hàng chủ yếu offline, chỉ cần đưa hình ảnh sản phẩm online và một doanh nghiệp bán hàng chủ yếu online qua mạng hoặc một trung tâm, trường học cần một nơi, diễn đàn để các học viên trao đổi thảo luận với nhau sẽ dẫn đến những cách thiết kế danh mục tính năng (function list) khác nhau.

Tuy nhiên, ở đây ta chỉ tập trung bàn đến gói thiết kế web chuẩn dành cho doanh nghiệp (company website) và do đó tập trung những tính năng mà một doanh nghiệp sẽ cần để giới thiệu, quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp mình lên môi trường Internet.

Đối với website dạng này, điều quan trọng là thiết kế phải cho phép doanh nghiệp chuyển tải đầy đủ thông tin, hình ảnh của công ty mình lên website.

Chính vì thế, đâu tiên doanh nghiệp cần một trang mang tính chất giới thiệu doanh nghiệp để cung cấp đôi dòng về công ty mình.

Trang giới thiệu

Thiết kế website doanh nghiệp 10
Thiết kế website doanh nghiệp

Đây là trang web mang nội dung giới thiệu tổng quan về doanh nhiệp của bạn, trang này có thể bao gồm:
·        Ngành nghề, lĩnh vực hoạt động
·        Tiêu chí hoạt động, sứ mệnh của doanh nghiệp
·        Lịch sử hoạt động
·        Tin tức, thông báo của doanh nghiệp

Thêm vào đó, một trang thông tin doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở mục đích giới thiệu thông tin về doanh nghiệp nhưng còn phải cung cấp 3 nội dung trọng yếu mang tính chất quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp đó là:

Thông tin liên hệ
Thật trớ trêu khi một khách hàng sau khi đã bị thuyết phục bởi lịch sử hoạt động, phương hướng tổ chức, điều hành của doanh nghiệp lại không thể tìm ra bất kỳ thông tin nào để liên lạc với doanh nghiệp ấy.

Chính vì thế, trên website của mình, doanh nghiệp nên chèn thông tin liên hệ vào website ở một nơi nào đó thật dễ tìm như thanh menu ở trên cùng (top menu), vị trí chân trang web (footer). Hơn nữa, trang liên hệ cần chứa càng nhiều thông tin để liên hệ với công ty càng tốt, không chỉ có email, điện thoại bàn, địa chỉ liên hệ nhưng nếu có thể, quý doanh nghiệp nên cung cấp 1 hoặc nhiều số HOTLINE mà khách hàng có thể trực tiếp liên hệ với đại diện của doanh nghiệp 24/24. Như thế sẽ làm tăng tính tương tác trực tiếp giữa doanh nghiệp với khách hàng.

Thông tin về dịch vụ, sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp
Một website được gọi là đầy đủ về mặt thông tin cần phải cho phép quản trị cập nhật, upload nội dung sản phẩm, dịch vụ của mình. Nội dung cập nhật sẽ bao gồm hình ảnh, văn bản, có thể có flash và video để làm trang web thêm sinh động.

Tuy nhiên, đến đây ta có thể đặt vấn đề liệu tính năng dịch vụ, sản phẩm này có cho phép khách truy cập mua hay đặt hàng trực tuyến (online ordering) không?
 
Hoặc đi xa hơn nữa, liệu nó có tính năng giỏ hàng (shopping cart) của 1 gian hàng trực tuyến (online store) cho phép khách hàng đặt mua 1 lúc nhiều món  hàng không.
 
Một lần nữa, câu trả lời thuộc về nhu cầu của phía doanh nghiệp mà cụ thể là định hướng bán hàng và định hướng tiếp thị sản phẩm của doanh nghiệp.

Nếu khách hàng cần phải đến tận nơi để mua hàng hoặc phải gặp trực tiếp để tư vấn về dịch vụ thì việc cho phép đặt hàng qua website có lẽ không cần thiết lắm và thay vào đó, quý doanh nghiệp có thể sử dụng tính năng liên hệ để thay thế tính năng đặt hàng online cho website.

Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp chủ yếu bán mặt hàng, dịch vụ của mình online thì tính năng đặt hàng trực tuyến là rất quan trọng và không thể thiếu. Tuy nhiên, đa phần các doanh nghiệp VN hiện nay chỉ dừng ở hình thức bán hàng trực tiếp offline và quảng bá hình ảnh sản phẩm, dịch vụ của mình lên website chứ khá ít doanh nghiệp tổ chức mua bán giao dịch từ A-Z qua website.

Hồ sơ năng lực của doanh nghiệp
Điểm tiếp theo mà doanh nghiệp cần lưu ý chính là hồ sơ năng lực của doanh nghiệp. Hồ sơ năng lực này được thể hiện dưới nhiều dạng trên website như:

·        Danh sách dự án đã thực hiện
·        Danh sách khách hàng tiêu biểu
·        Ý kiến phản hồi của khách hàng
·        Bề dày kinh nghiệm và kỹ năng chuyên sâu của đội ngũ nhân viên

Có thể ví von hồ sơ năng lực của công ty như là bảng đánh giá sức khỏe của quý công ty, hồ sơ năng lực càng tốt thì công ty đó càng ...... "khỏe". Công ty càng thu thập và tạo dựng một hồ sơ thật tốt, thì khả năng lọt vào cặp "mắt xanh" của khách hàng càng cao.

Điều này rất quan trọng trong việc thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của quý công ty. Khi danh sách, hồ sơ năng lực của công ty bạn tăng lên, quý doanh nghiệp nên tìm cho mình những khách hàng hoặc dự án thật nổi bật, đó là những dự án lớn hoặc dự án của những đối tác, khách hàng lớn, "tai to mặt bự" trong ngành để có thể gia tăng uy tín cho sản phẩm, dịch vụ của công ty mình.

Thêm vào đó, khi bạn có thể ký được những hợp đồng cung cấp dịch vụ hoặc phân phối sản phẩm lớn, cho những khách hàng quan trọng, tiêu biểu thì hãy cố gắng làm thật tốt để lấy ý kiến phản hồi từ phía khách hàng để có thể đưa lên website và làm tăng độ tin tưởng khi khách truy cập vào xem website của quý công ty.

2. Giao diện website
Điều hướng website
Khi nhắc đến tính điều hướng trong website, ta nghĩ ngay đến cách bài trí menu sao cho người sử dụng có thể dễ dàng di chuyển qua lại giữa các trang web của mình. Chính vì thế, nhà thiết kế phải hiểu tâm lý cũng như thói quen của người dùng để có thể điều hướng website cho hợp lý.

Thói quen đọc web
Thói quen khi ta đọc một webpage hay một bài báo, một trang sách thì ta luôn đọc theo thứ tự từ trái qua phải và từ trên xuống dưới. Do đó, các menu nằm ở phía trên, bên trái đều được nhìn thấy trước hết và nhà thiết kế cần lưu ý đưa những menu quan trọng hoặc thường dùng vào góc trên bên trái để visitors có thể tìm thấy một cách dễ dàng.

Click
Một điểm khác khá quan trọng khi điều hướng là số click chuột đến nội dung cần quan tâm. Ví dụ, một khách hàng muốn xem thông tin giới thiệu và các gói thiết kế website của ADC Việt Nam chỉ cần click 1 lần vào menu Giới thiệu hay các gói thiết kế mà không cần phải "chạy lòng vòng" để tìm thông tin.

Việc này đem lại nhiều thuận lợi cho người dùng và làm website của doanh nghiệp thêm thân thiện (user-friendly) khi mà người dùng có thể thấy ngay thông tin cần tìm chỉ qua 1 click chuột. Do đó, nhà thiết kế cần lưu ý link những thông tin quan trọng sao cho người dùng có thể truy cập chỉ qua 1 click chuột.

Bố cục của website
Bố cục của website có thể nói là muôn hình vạn trạng, tuy nhiên ta có thể phân chia website thành 5 phần chính
·        Top Extra
·        Top Menu
·        Header Banner
·        Main Content
·        Footer
·        Top Extra

Thường là những menu mang tính chất bổ sung thêm cho website và do đó không nên xem nó như một vị trí trọng yếu của website. Vị trị top ở đây có thể được canh lề TRÁI, PHẢI hoặc GIỮA tùy theo từng thiết kế nhưng nó có 1 điểm chung là thành phần đầu tiên của website.

Top Menu
Top Extra cũng có thể được thay thế bằng Top Menu khi website không cần bất kỳ menu bổ sung nào. Khi này thì Top Menu và Top Extra là một. Ngoài ra thì Top Menu được xem như là một menu chính của website, chứa các menu quan trọng nhất và cơ bản nhất mà doanh nghiệp muốn gửi gắm đến người xem, nó góp phần định nghĩa khung sườn của 1 website, cho phép người dùng có một cái nhìn tổng quát về website đó.

Header Banner
Đây là banner chính của website, một thành phần rất quan trọng thể hiện nét đặc trưng riêng của doanh nghiệp. Hình ảnh trong banner có thể đập ngay vào mắt giúp visitors nhận ra ngành nghề của doanh nghiệp là gì và nhờ đó giúp chuyển tải hình ảnh đến với người dùng một cách rõ nét hơn. Tuy nhiên, không phải lúc nào header banner cũng là phương pháp duy nhất, hữu hiệu nhất cho việc này vì ngoài banner, nhà thiết kế website hoàn toàn có thể sử dụng các phương tiện khác như hình ảnh bài viết, màu sắc website, hoa văn trên web cũng như cách dàn trang website để gột tả nét cá tính của trang web.

Main Content
Đối với 1 website động, main content là nội dung chính của website và là thành phần được thay đổi nhiều nhất khi visitors lướt web. Top Extra, Top menu, Header Banner có thể không thay đổi nhưng Main Content hầu như luôn thay đổi sau mỗi lần click chuột.

Chính vì thế, đặc tính quan trọng nhất của nó là làm sao để vừa đảm bảo chất lượng mỹ thuật của website, vừa có thể đáp ứng tính đa dạng, phong phú của nội dung.

Ví dụ: trong 1 website, nếu font chữ quá to thì tuy rất dễ đọc nhưng sẽ thô và phá vỡ cân bằng thẩm mỹ của website. Tuy nhiên, nếu font hơi nhỏ quá thì cho dù có gọn gàng, đẹp đẽ nhưng khi visitors phải đọc những bài viết dài sẽ tạo cảm giác khó khăn, nhức mắt.

Bố cục Main Content có thể chỉ là 1 khung lớn chứa tất cả nội dung trong đó hoặc nó cũng có thể được chi thành nhiều khung, được sắp sếp vào 2 hoặc 3 cột.

Cột bên trái thường chứa Left Menu chủ yếu mang tính điều hướng như danh sách sản phẩm, liên kết website, hỗ trợ trực tuyến, bản đồ, địa chỉ liên hệ, ...
·        Cột giữa chứa nội dung cần hiển thị.
·        Cột phải chứa nội dung hỗ trợ 
·        Footer

Còn được gọi là phần chân (footer) của website. Thông thường được sử dụng để hiển thị các nội dung như
·        Địa chỉ, điện thoại liên hệ
·        Copyright website
·        Các loại giấy phép vận hành website

3. Kích thước website
Kích thước của website có 2 dạng chính là kích thước cố định (fixed layout) và kích thước lưu động (fluid layout). Ngoài ra còn có dạng bổ sung thứ 3 là kích thước co giãn (elastic layout).

Kích thước cố định là kích thước mà chiều rộng (width) của website được thiết lập theo 1 thông số cố định: Ví dụ 800px, 1000px, 960px, 1260px, v.v.v

Kích thước lưu động là kích thước được tính theo thông số tỉ lệ % thay vì thông số cố định px và do đó, chiều rộng của website co giãn theo kích thước của cửa sổ trình duyệt (browser windows)

Kích thước co giãn (elastic layout) là dạng kết hợp của 2 dạng trên

Kích thước cố định
Đối với kích thước cố định, vì chiều ngang của website được thiết lập một con số cố định nên các website này không thay đổi kích thước theo độ phân giải màn hình mà vẫn giữ nguyên một kích thước cố định. 

Ví dụ:
Đối với website có chiều rộng 800px thì máy tính có độ phân giải 800x600 sẽ thấy website hiển thị toàn màn hình, lắp đầy màn hình khi trình duyệt ở chế độ maxium.

Tuy nhiên, khi máy tính có độ phân giải cao hơn như 1024 hoặc 1280 thì website không còn hiển thị toàn màn hình nữa nhưng sẽ dư ra một khoảng trông bên hông của website.

Đối với fixed layout, kích thước chuẩn khi được sử dụng bởi 90% các thiết kế website  mới là 960px vì kích thước này phù hợp với màn hình có độ phân giải 1024 hoặc cao hơn và độ phân giải 1024 được xem là độ phân giải chuẩn của máy tính bởi hầu hết các nhà sản xuất phần cứng cũng như nhà thiết kế.

Hầu hết các nhà thiết kế thích sử dụng fixed layout hơn là fluid layout vì đối với fixed layout,  graphic designers (đồ họa viên) có thể tự do thực hiện ý tưởng của mình mà không sợ làm khó cho bộ phận lập trình. Hơn nữa, fixed layout đảm bảo kết quả cho ra là thống nhất trên mọi độ phân giải, nhà thiết kế có thể kiểm soát kết quả hiển thị với user.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm của mình,  fixed layout  vẫn có những khuyết điểm mà ta có thể tổng hợp như sau:

Ưu điểm
Trên phương diện thiết kế, fixed layout dễ thiết kế và triển khai hơn vì nhà thiết kế web có thể kiểm soát kích thước website của minh

Chiều rộng website là cố định và giống nhau trên tất cả trình duyệt bất chấp độ phân giải màn hình. Vì thế, các thành phần HTML có chiều rộng cố định được bố cục dễ dàng hơn, nhanh hơn

Được hỗ trợ bởi nhiều trình duyệt hơn (khi không cần sử dụng thuộc tính CSS như min-width, max-width)
Ngay cả khi website được thiết kế với độ phân giải 800x600, nội dung website vẫn có thể được đọc dễ dàng ở những máy có độ phân giải cao hơn rất nhiều.

Khuyết điểm
Website với kích thước cố định có thể tạo ra nhiều khoảng trắng không cần thiết ở bên hông website khi xem ở độ phân giải lớn, tạo nên cảm giác mất cân đối, thiếu tỉ lệ hài hòa và xung khắc với một số nguyên lý thiết kế website.

Nếu thiết kế website với fixed width cao hơn độ phân giải màn hình có thể làm xuất hiện thanh cuộn ngang (horizontal scrollbar) gây khó khăn cho việc lướt web.

Một số thiết kế sử dụng kích thước cố định

Kích thước lưu động (Fluid Layout)
Đối với kích thước lưu động (fluid layout / liquid layout), các thành phần trong website có chiều rộng là tỉ lệ % thay vì đơn vị cố định px . Nhờ đó, website có thể co giãn theo độ phân giải của màn hình.

Fluid layout hay còn gọi là liquid layout sử dụng tỉ lệ % cho các thành phần HTML của nó và hạn chế tối đa việc sử dụng px. Do đó layout có thể thay đổi theo từng độ phân giải nhất định.

Cũng như fixed layout, fluid layout có ưu, khuyết điểm tương đương như:

Ưu điểm
Thân thiện hơn với người dùng vì có thể tự điều chỉnh tùy từng độ phân giải

Khoảng trắng dư thừa không quá khác biệt cho dù trình duyệt và độ phân giải RẤT khác nhau. Điều này giúp tạo nên sự cân bằng tốt hơn fixed layout

Nếu được thiết kế tốt, fluid layout có thể chấm dứt tình trạng thanh cuộn ngang (horizontal scrollbar) ở máy có độ phân giải quá thấp

Khuyết điểm
Hạn chế hơn và khó khăn hơn trong việc sử dụng graphics để tô điểm cho website của mình

Giao diện có thể hiển thị tốt trên máy nhà thiết kế nhưng bị sai khi hiển thị trên máy người dùng vì nhà thiết kế khó kiểm soát bố cục sử dụng fluid layout hơn là fixed layout

Hình ảnh, video hoặc các thành phần web cần phải có chiều rộng cố định có thể gặp không ít khó khăn, trục trặc khi kết hợp với các thành phần có chiều rộng co giãn

Với những máy có độ phân giải CỰC LỚN, mặc dù website có thể tự co giãn nhưng nếu nội dung bên trong website không đủ để lắp đầy bố cục thì nó có thể tạo ra rất nhiều những khoảng trắng không cần thiết
Một số thiết kế sử dụng kích thước lưu động (fluid layout)

4. Typography trong thiết kế web
Typography là một đặc tính nâng cao của gói thiết kế web chuẩn, không phải là đặc tính thông dụng.

Typography trong nghệ thuật
Typography là nghệ thuật sử dụng các phông chữ, cỡ chữ khác nhau và những cách điệu cần thiết từ chữ cái, con số kết hợp với công cụ kỹ thuật số để tạo ra những hình ảnh có hiệu quả thẩm mỹ hoặc chuyển tải một ý nghĩa nhất định. Dưới đây là một số tác phẩm typography.

Typography trong thiết kế web
Trong lĩnh vực thiết kế website, typography ám chỉ những định dạng (format) của văn bản. Điểm khác biệt của những định dạng này so với định dạng văn bản thông thường là nó không chỉ chứa đựng nội dung thông tin nhưng còn diễn đạt nội dung mỹ thuật, giúp tô điểm cho website, làm cho thiết kế website của bạn thêm màu sắc và cá tính.

Typography cho website đã bắt đầu từ những năm đầu tiên mà www ra đời bởi Tim Berners-Lee, ngay từ những ngày của IE phiên bản 1, web typography tốt hầu như chỉ là những từ sử dụng "phép nghịch hợp" như ánh sáng tối, nhạc cổ điển mới, người chết đang sống, thực tại ảo, ...

Ngày nay, mọi thứ đã thay đổi đáng kể, các trình duyệt hiện đại không chỉ hỗ trợ hình ảnh nhưng với những hiệu ứng CSS3 / HTML5 hỗ trợ, ta có thể sử dụng typography để biến website thành những thiết kế sống động, không chỉ đơn thuần là những dòng chữ bình thường, đơn điệu.

Nên lưu ý Typography bao gồm nhiều khía cạnh, trong đó có việc phải chọn font chữ, cỡ chữ và typeface (tập hợp các font, size đi với nhau) để tạo nên nét 'cá tính' cho trang web của mình. Tuy nhiên, chỉ dừng lại ở font chữ thôi thì chưa đủ mà nó còn cần nhiều hơn thế, theo 1 “tin hành lang” thì thậm chí những con khỉ được đào tạo có thể xác định font Helvetica một cách dễ dàng (90%).

Typography không chỉ đơn thuần là font chữ nhưng là sự tổng hợp của 7 yếu tố:
·        Font (font chữ)
·        Colors - Icons (màu sắc và icons)
·        Contrast (độ tương phản)
·        Size (kích cỡ)
·        Hierarchy (cấu trúc)
·        Space (không gian)

Sau khi đã xác định những yếu tố này và những mẫu Typography thích hợp được tạo ra, chúng sẽ được gắn vào những thẻ HTML thông dụng cũng như những CSS classes chuyên biệt để webmaster (quản trị web) có thể sử dụng dễ dàng trong các web text editor (trình soạn thảo văn bản web).

Thiết kế website bán ván sàn

Thiết kế website bán ván sàn
Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng, Việt Nam đứng thứ 18 trên tổng số 20 quốc gia có số lượng người dùng Internet nhiều nhất trên thế giới, xếp thứ 8 tại khu vực châu Á và thứ 3 Đông Nam Á.

Với xã hội hiện đại, khi tỉ lệ kết nối Internet chiếm đến 35,49% dân số Việt Nam. Theo báo cáo của Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) với 31 triệu người dùng internet đứng thứ 20 trên thế giới việc đưa sản phẩm của bạn lên internet là một điều cần thiết và nên làm.

Thiết kế website bán ván sàn

Sàn gỗ đã trở thành một vật liệu quen thuộc trong việc thiết kế và trang trí nội thất trong các ngôi nhà sang trọng. Gỗ với nét cổ điển, sang trọng, thân thiện với tự nhiên, là chất liệu không chỉ người Việt yêu dùng mà có sức lan tỏa trên toàn thế giới, trong đó sàn gỗ là một trong những ứng dụng tuyệt vời, một món quà của thiên nhiên ban tặng. Có lẽ ngày nay việc tô màu cho cuộc sống trở nên không thể thiếu đối với mỗi người dân chúng ta.

- Bạn muốn có một ngôi nhà đẹp?
- Bạn muốn có một căn hộ xinh tươi mà vẫn toát lên vẻ cổ kính của nó?

Và bạn cũng muốn thiết kế một website về ván sàn để khi khách hàng của mình nghĩ như vậy khi vào xem sản phẩm của công ty bạn. Tất cả những mong ước của bạn sẽ thành hiện thực khi bạn Thiết kế website ván sàn ở công ty chúng tôi.

ADC Việt Nam luôn chú trọng đầu tư hết sức nghiêm túc trên từng dự án mà quý vị đặt trọn niềm tin vào chúng tôi, cam kết mang đến những giải pháp, sản phẩm chất lượng tốt nhất với mức giá tối ưu nhất so với các Công ty khác.

Với tiêu chí:
"Hợp tác để vượt qua mọi rào cản và thách thức"

Dịch vụ web chủ trương thiết kế website cho khách hàng theo hướng: Đẹp - Nhanh - Hiệu quả - Tiết kiệm - An toàn.

Nhiều doanh nghiệp, doanh số và lợi nhuận tăng đột biến. Đó là điều làm cho ADC Việt Nam hạnh phúc và vững tin vào sự lựa chọn của mình và cho khách hàng.

Với những điều đó Công ty ADC Việt Nam đã xây dựng lên gói sản phẩm: Thiết kế website ván sàn phục vụ cho tất cả mong muốn đem đến cái nhìn thiện cảm, gần gũi với thiên nhiên đến sản phẩm của công ty bạn.

Tính năng nổi trội của gói thiết kế website bán ván sàn

  • Cung cấp đầy đủ thông tin về ván, mầu sắc, vân gỗ và các chi tiết kỹ thuật.
  • Gallery hình ảnh
  • Cho phép bạn đặt hàng và mua hàng online
  • Số lượng trang thiết kế không hạn chế
  • Hệ thống quản trị thông minh kiểu dáng thân thiệt và dễ sử dụng với người dùng
  • Thân thiện và dễ dàng hiển thị tại các bộ máy tìm kiếm: Google, Yahoo, Bing …
  • Sử dụng đa ngôn ngữ:Anh,Việt ... ( Theo yêu cầu của khách hàng )
cong ty thiet ke web

Google hạ thấp website không thân thiện với mobile

Google hạ thấp website không thân thiện với mobile
Nếu người dùng dùng smartphone, máy tính bảng truy cập vào website bạn gặp khó khăn. Google sẽ hạ thấp vị trí của website của bạn trên kết quả tìm kiếm Google Search.

Xu hướng lướt web bằng smartphone và thiết bị di động đang gia tăng nhanh so với lướt web từ PC truyền thống. Điều này ảnh hưởng đến cấu trúc, giao diện và cả thứ hạng của các website đối với công cụ tìm kiếm
Theo thông báo của Google Webmaster ngày 11-6-2013, người tiêu dùng sử dụng smartphone lướt web ngày càng nhiều, thị trường này tăng trưởng rất nhanh. Google mong muốn đem lại những trải nghiệm đầy đủ nhất. Do đó, Google khuyến cáo các website nên tái cấu trúc để tương thích với smartphone hay thiết bị di động.
người dùng dùng smartphone máy tính bảng truy cập vào website

Một số lỗi thường gây khó cho người dùng lướt web bằng smartphone được Google liệt kê

- Không thể phát video: rất nhiều video không phát được khi xem trên smartphone. Google khuyến cáo nên dùng các thẻ HTML5, thay vì dùng các định dạng như Adobe Flash, vì không phải thiết bị di động nào cũng hỗ trợ định dạng này.

- Chuyển hướng truy cập sai: nhiều website chuyển hướng truy cập từ smartphone vào trang được tối ưu cho thiết bị di động. Tuy nhiên, người dùng smartphone lại muốn truy cập đến website đầy đủ (phiên bản cho desktop). Hoặc trong một số trường hợp, website nhận diện khách truy cập bằng thiết bị di động, nhưng chỉ chuyển hướng thiết bị Android, và “bỏ quên” iPhone hay Windows Phone. (Tham khảo thủ thuật khắc phục tại đây, hoặc khi có hai website riêng biệt cho PC và smartphone, hãy tham khảo các khuyến cáo sau).

- Lỗi 404: truy cập một trang từ PC vẫn tốt nhưng khi xem trên smartphone sẽ xuất hiện lỗi 404 (trang không hiện hữu) do cấu trúc URL khác.

- Ép khách truy cập bằng smartphone sử dụng ứng dụng riêng (app). Thay vì vậy, Google khuyến cáo nên đưa ra chọn lựa quảng bá thêm cho ứng dụng qua banner hay hình ảnh.

- Các liên kết chéo không liên quan: khi xem nội dung trên trang, người dùng smartphone hay desktop thường gặp các liên kết (link) để gia tăng lượt click (pageview), tuy nhiên cần chọn liên kết chéo là dạng trang phù hợp với thiết bị đang duyệt.

- Tốc độ tải trang: tối ưu tốc độ tải trang web cho truy cập từ smartphone rất quan trọng, phù hợp với tốc độ mạng di động. Tham khảo một số hướng dẫn của Google như: tạo trang web cho di động tải dưới một giây, làm trang web di động nhanh hơn, tối ưu hóa website cho thiết bị di động và cuối cùng là dùng Google PageSpeed Insights để phân tích các vấn đề về tốc độ tải trang web.

điều hướng sai
Google minh họa một ví dụ về việc điều hướng sai, mà theo Google, việc này gây khó chịu cho người dùng muốn lướt web trên các thiết bị di động. Và những lỗi này sẽ ảnh hưởng đến vị trí thứ hạng trên kết quả tìm kiếm trong công cụ tìm kiếm cho thiết bị di động. Màu xanh là điều hướng đúng, màu đỏ là sai – Nguồn: Google

Google cho biết sẽ thay đổi trong hoạt động đánh giá và xếp thứ hạng đối với những website không thân thiện với người dùng di động.

Tháng 12-2011, Google đã giới thiệu loại “bot” mới chuyên dò tìm nội dung di động: Googlebot-Mobile Users-Agents, cho cả điện thoại di động chức năng phổ thông (featured phone) và điện thoại thông minh (smartphone), và được cập nhật vào tháng 8-2012.

Google Webmaster khuyến cáo cộng đồng phát triển và thiết kế web nên vận dụng các thẻ HTML5 và CSS3. Những yếu tố CSS có thể giúp website tối ưu linh hoạt trên môi trường PC hay thiết bị di động.

Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo một vài hướng tối ưu website cho thiết bị di động từ Google Webmaster (phần tối ưu cho smartphone) hay Google Webmaster Academy.

Bài “Google hạ thấp website không thân thiện với mobile
Theo THANH TRỰC – Tuổi trẻ Online

Bốn bước phân tích đối thủ

Bốn bước phân tích đối thủ
Bốn bước phân tích đối thủ đơn giản sau sẽ giúp bạn qua mặt đối thủ, giành thắng lợi trên thương trường.

1. Do thám đối thủ

Do thám đối thủ
Bước đầu tiên trong việc phân tích đối thủ là thu thập những công cụ marketing của họ, chẳng hạn như thông tin trên website, các bản in ấn, tờ rơi, các bài báo. Hãy chịu khó tìm hiểu điều gì khiến khách hàng tham quan và mua sản phẩm hay dịch vụ của đối thủ cạnh tranh.

2. Giả định bạn có nhiều đối thủ hơn là bạn nghĩ

Giả định bạn có nhiều đối thủ hơn là bạn nghĩ
Ngoài những đối thủ chính, hiện hữu, hãy quan tâm đến những công cụ marketing của những công ty mà bạn dự đoán sẽ cung cấp cùng một loại sản phẩm hoặc dịch vụ giống của công ty bạn. Ví dụ một người thợ mộc tin rằng anh ta có thể sản xuất ra tủ, kệ bếp bền, đẹp, đủ sức cạnh tranh với những công ty khác. Trong khi đó, khách hàng của anh ta lại nghĩ những sản phẩm cùng loại bày bán tại trung tâm thương mại lại tốt hơn, an tâm về chất lượng hơn. Lúc này, người thợ mộc phải nghiên cứu lại cách trung tâm thương mại tiếp thị sản phẩm trong khu vực của mình và đề ra những chương trình marketing hợp lý, hấp dẫn hơn để thu hút khách hàng mua sản phẩm của mình.

3. Tập trung vào thông điệp truyền đạt tới khách hàng

Tập trung vào thông điệp truyền đạt tới khách hàng
Trước tiên, cần tập hợp các công cụ marketing, bước tiếp theo là phân tích sẽ truyền đạt thông điệp gì và bằng cách nào. Xác định những điểm nhấn chính trong thông điệp của đối thủ và đừng ngạc nhiên khi nhiều thông điệp khá giống nhau.

Sau khi đã xác định được thông điệp cho riêng mình, hãy nhận xét những công cụ marketing hiện tại nào của đối thủ hoạt động hiệu quả nhất. Bằng cách này, việc phân tích đối thủ sẽ giúp bạn nhận ra những thiếu sót trong hoạt động marketing của người khác và tránh được những thiếu sót đó.

4. Bây giờ là lúc nói lên sự thật

Bây giờ là lúc nói lên sự thật
Bạn đang thu thập tất cả những công cụ marketing và nghiên cứu thông điệp chính của đối thủ cạnh tranh, điều đó dẫn tới câu hỏi làm thế nào sản phẩm của bạn đáp ứng nhu cầu của khách hàng cả về sự độc đáo lẫn sức thuyết phục? Để tìm ra câu trả lời, bạn không chỉ chú ý đến sản phẩm hay dịch vụ bạn đang cung cấp, mà còn phải hoàn thiện quy trình hoạt động, bao gồm luôn cả những gì đã tạo nên sự khác biệt cho sản phẩm hay dịch vụ của bạn như dịch vụ khách hàng hoàn hảo, không lấy phí vận chuyển cho lần mua hàng tiếp theo.
Bài “Phân tích đối thủ”
Công ty thiết kế website ADC Việt Nam Theo Saga

Cách tạo email công ty từ tài khoản google

Cách tạo email công ty từ tài khoản google
Để tạo được một email theo Tên miền của bạn trước tiên bạn phải có một Tên miền riêng cho email của mình, không phải là Tên miền chia sẻ hay Tên miền của bên thứ ba. Ví dụ: địa chỉ email của bạn phải giống như sau tên_bạn@Tên miền_của bạn, chứ không phải tên_bạn@gmail.com.

Hướng dẫn cách tạo email công ty theo tên miền từ google

Đầu tiên bạn truy cập vào địa chỉ này: https://www.google.com/a/cpanel/domain/new
google apps
Hiện tại Google Apps đã thay đổi và chỉ cho phép tạo 10 tài khoản email trong gói dịch vụ miễn phí của họ. Để sử dụng nhiều hơn, chúng ta sẽ phải trả chi phí hàng tháng. Nhưng dù sao với 10 tài khoản cũng đủ giúp cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ đáp ứng được nhu cầu sử dụng email.

Bước 1: Chọn Administrator: I own or control this domain.
Nhập đầy đủ Tên miền của bạn, chọn Get Started.
Hướng dẫn cách tạo email theo tên miền từ google 01
Bước 2 : Trong cửa sổ tiếp theo bạn điền các thông tin cần thiết (những phần có dấu * là bắt buộc, những phần khác bạn có thể điền sau).
Hướng dẫn cách tạo email theo tên miền từ google 02
Bước 3 : Tài khoản này sẽ quản lý các thiết lập trong Google Apps gắn với Tên miền riêng của bạn và 10 email mà bạn có thể tạo mới sau này.

Chọn I accept. Continue with setup.
Hướng dẫn cách tạo email theo tên miền từ google 03
Bước 4 : bạn đăng nhập vào trang quản lý Tên miền, tạo một CName record với thông tin do Google cung cấp để xác nhận rằng bạn là người sở hữu Tên miền này.

Cuối cùng, chọn I’ve completed the steps above.
Hướng dẫn cách tạo email theo tên miền từ google 04
Bước 5 : Đến đây bạn mới hoàn thành việc tạo tài khoản quản trị, xác nhận việc sở hữu Tên miền. Để có thể tạo sử dụng Email với tiên miền riêng bạn cần tiến hành Active Email service.
Hướng dẫn cách tạo email theo tên miền từ google 05
Trong phần Set up email delivery bạn sẽ được hướng dẫn cách tạo mới các MX record (Mail Exchange), mục đích của nó là giúp bạn sử dụng email với Tên miềnriêng nhưng mail lại được lưu trữ trên server của Goolge giống như Gmail. Tùy vào nhà cung cấp dịch vụ Tên miền bạn đã đăng ký mà việc tạo các MX record có khác nhau chút ít (tìm trong danh sách để chọn nhà cung cấp dịch vụ của bạn). Ví dụ với Network Solution.
Host record
Record type
Address
Priority
@
MX
ASPMX.L.GOOGLE.COM
10
@
MX
ALT1.ASPMX.L.GOOGLE.COM
20
@
MX
ALT2.ASPMX.L.GOOGLE.COM
30
@
MX
ASPMX2.GOOGLEMAIL.COM
40
@
MX
ASPMX3.GOOGLEMAIL.COM
50
Sau khi hoàn thành việc tạo mới các MX record, trong Google Apps bạn chọn I’ve completed the steps above. Sẽ mất khoảng 01 giờ để Google cập nhật dịch vụ. Cuối cùng bạn sẽ nhìn thấy thông báo Active của Email.

Lưu ý: Trong trường hợp khi bạn hoàn thành các bước để xác nhận việc sở hữu Tên miền mà không thấy phầnActivate email thì bạn hãy vào mục Add more services (Service settings) để thêm mục Email.

Địa chỉ mặc định để truy cập webmail của bạn sẽ là: https://mail.google.com/a/yourdomain.com, tuy nhiên như vậy thì hơi dài và trông có vẻ thiếu chuyên nghiệp. Vào phần Service setting, chọn Email. Tại mục Web address chọn change URL.

Đăng nhập vào phần quản lý Tên miền tạo một CName record với các thông tin sau:
- Host record: mail - Address: ghs.google.com

Sau khi cập nhật thành công địa chỉ webmail của bạn sẽ có dạng: http://mail.yourdomain.com
Chúc các bạn thành công !

Bài đọc thêm:

Bài “Cách tạo E-mail công ty từ tài khoản google
Theo www.adcvietnam.net

Tại sao seo website lên top mà vẫn không bán được hàng?

Tại sao seo website lên top mà vẫn không bán được hàng?

Tại sao bạn phải SEO website?

Tại sao bạn phải SEO website?
Bạn chỉ hiểu đơn thuần SEO là việc đưa từ khóa lên top của các công cụ tìm kiếm chẳng hạn như Google, Bing..., nhưng bản chất sâu xa của SEO là phải đem lại nhiều đơn hàng làm tăng doanh số mới là mục đích cuối cùng của SEO. Bạn sẽ không thể chấp nhận được việc nhìn website của mình đứng top công cụ tìm kiếm trong khi cuối tháng hàng vẫn tồn kho, doanh số thì không tăng, vậy SEO để làm gì trong trường hợp này.

Lập một website cũng giống như việc mở một cửa hàng, sự khác nhau giữa hai cửa hàng là vị trí của chúng.
- Vị trí đó có nhiều người qua lại không?
- Giao thông có thuận lợi không?
- Có nhiều khách hàng tiềm năng ở gần đó không?

Mục đích cuối cùng của việc này là muốn có nhiều người biết đến cửa hàng của bạn và vào mua hàng. Website cũng vậy, để bán được hàng thì website phải được nhiều người biết đến, nói cách khác bạn sẽ không thể bán được đơn hàng nào nếu cả ngày website của bạn chỉ có lác đác vài người truy cập, giống như cửa hàng ở một chỗ hẻo lánh mà chẳng ai biết tới. Ngược lại nếu website có hàng ngàn người truy cập mỗi ngày tôi đảm bảo cơ hội bán hàng của bạn là rất lớn và sẽ tăng lên đáng kể. Lượng khách hàng truy cập vào website của bạn tăng lên đáng kể chính là kết quả của việc Internet Marketing mà SEO một kênh điển hình.

Tại sao SEO web lên top mà không bán được hàng?

Tại sao seo website lên top mà vẫn không bán được hàng?Nhiều công ty và doanh nghiệp được tư vấn hoặc cứ nghĩ rằng SEO từ khóa của website lên top 5 trở lên thì sẽ bán được nhiều hàng hơn. Trong thực tế đều này có đúng không?.

Nếu bạn đã có thuê người SEO website hoặc tự làm seo cho mình thì sau một thời gian khi từ khóa đã lên top 10, thậm chí top 5. Có khi nào bạn cảm thấy tại sao SEO website lên top mà vẫn không bán được hàng?. ADC Việt Nam xin chia sẻ lại một câu chuyện như sau:

Ở công ty tôi, ngoài các dịch vụ thiết kế website, tên miền, hosting thì chúng tôi có làm cả dịch vụ quảng bá website. Tôi được đào tạo cách tính giá cho từ khóa làm SEO và cách thuyết phục khách hàng ký hợp đồng rằng khi website của bạn lên TOP 5, thì khả năng người dùng tìm thấy sản phẩm, dịch vụ của công ty bạn là rất cao, nó tỉ lệ với việc bán được hàng và thu lại doanh số. Về phía khách hàng của tôi cũng vậy, khi được giới thiệu hoặc khi họ có nhu cầu về quảng cáo website, sản phẩm hay dịch vụ của họ, đa số họ đều bắt đầu bằng việc xác định một vài từ khóa trọng tâm và quan tâm đến 2 điều: giá bao nhiêu và thời gian bao lâu?.

Seo website lên top có chắc bán được hàng?

Seo website lên top có chắc bán được hàng?Cũng dễ hiểu vì đó là cách mà họ hình dung về quảng bá website. Sau thời gian thỏa thuận, họ vào google và search thấy website họ lên trang đầu vậy là họ nghỉ đã làm SEO xong, đã quảng bá website thành công. Trên thực tế, SEO đâu đơn giản như vậy? Và lên TOP một từ khóa nào đó đâu phải là bán được hàng.

Chúng tôi dẫn chứng một ví dụ trong SEO như sau: Chúng tôi SEO 1 website có số lượt truy cập đến từ máy tìm kiếm Google gần 90%. Cụ thể, có hơn 200.000 lượt/tháng, và toàn bộ số lượt truy cập đó đến từ 104.000 từ khóa khác nhau. Từ đó, cho chúng ta thấy rằng, khách hàng đến với sản phẩm, dịch vụ của bạn bằng những suy nghĩ hoàn toàn khác nhau, và từ khóa khác nhau, cách tìm kiếm cũng khác nhau. Vì vậy, chúng ta cần thấy rằng, những từ khóa đó là những thông tin cụ thể từ nhu cầu của họ, chứ không phải là thông tin chung chung, hiển nhiên nó phải là thông tin có trên website của bạn. Nếu website của bạn được tối ưu hóa một cách tổng quát, nội dung nhắm đến suy nghĩ, nhu cầu của khách hàng tiềm năng thì sẽ có nhiều cơ hội xuất hiện ở TOP kết quả tìm kiếm. Nói cách khác, đây chính là kinh nghiệm về cách áp dụng SEO cho website bạn một cách hiệu quả nhất.

Ví dụ: Công ty bạn chuyên kinh doanh máy laptop, bạn không nên nghĩ rằng “Tôi muốn website của tôi lên TOP công cụ tìm kiếm với từ khóa laptop hay may tinh xach tay”. Những từ khóa này rất chung chung, sức cạnh tranh cao, chi phí đắt nhưng lại không gần gũi với nhu cầu của người mua, nên khó mang lại hiệu quả cao và mục đích mà bạn muốn nhắm tới. Xét về khía cạnh tâm lý, những người vào google để tìm những từ khóa này đa phần không phải là để mua laptop, mà có thể chỉ muốn tìm hiểu hay nắm bắt thông tin về về laptop.

Nên nghĩ mình là khách hàng khi chọn từ khóa

Nhu cầu tìm kiếm từ khóa trên google
- Vậy thì, nên nghĩ đến từ khóa nào?
- Tôi khuyên bạn hãy đặt mình vào vị trí khách của bạn và tự hỏi, họ cần mua gì? - Mua laptop.
- Vậy họ muốn mua laptop của hãng nào? - HP chẳng hạn.
- Màu gì? - Màu đen.
- Màn hình bao nhiêu inch? - 14 inch.
- Mua ở đâu? - Ở Hà Nội.
- Giá bao nhiêu?

Từ phân tích như vậy, bạn sẽ có một số từ khóa như “giá laptop hp”, “laptop hp ở hà nội”, “laptop hp màu đen màn hình 14 inch”… 

Đây là những từ khóa rất cụ thể và nó gần với nhu cầu người mua hơn. Số lượng tìm kiếm những từ khóa này sẽ ít hơn rất nhiều so với những từ ngắn trên, nhưng rất có lợi vì bạn có thể nhắm đến tỉ lệ rất cao những người tìm kiếm chính là khách hàng tiềm năng của bạn, hơn nữa số lượng từ khóa dài phong phú và ít sự cạnh tranh, bạn dễ dàng lên TOP cao hơn. Vậy thì, bạn nên tập trung vào tối ưu nhiều “từ khóa dài” trên website của mình hơn là bỏ tiền ra để đưa một vài “từ khóa ngắn” lên top.

Nếu vậy, một câu hỏi nữa đặt ra là “Số lượng từ khóa dài mà khách hàng có thể tìm đến là rất nhiều, làm sao mà SEO hết tất cả?”. Bạn yên tâm nhé, hãy tạo cho website của bạn thân thiện với các công cụ tìm kiếm. Nó sẽ dễ dàng đọc và ghi nhận nội dung website của bạn, khi đó những từ khóa liên quan sẽ được xếp hạng rất cao. Để làm được điều này, bạn phải chăm chút đến nội dung và nhờ đến các công ty cung cấp dịch vụ quảng bá website.


Bạn đã bao giờ thử làm phép so sánh giữa việc chi ra bao nhiêu tiền để thuê một cửa hàng ở vị trí thuận lợi hoặc quảng cáo sản phẩm theo các cách truyền thống với chi phí cho việc SEO website chưa? Chúng tôi dám chắc chỉ với một phần chi phí nhỏ hơn rất nhiều cho việc SEO website nhưng bạn sẽ thu được hiệu quả bất ngờ.

Và muốn bán hàng online, trước hết hãy xây dựng website thân thiện với máy tìm kiếm, sau đó cố nghĩ đến cách mà khách hàng tìm đến sản phẩm, dịch vụ của bạn và đầu tư thật nhiều vào biên tập nội dung để viết những bài viết có giá trị nhắm vào chủ đề trên website. Website của bạn chỉ xuất hiện trên TOP nếu nó có thông tin về cái mà khách hàng đang cần. Chúc bạn kinh doanh thuận lợi.

Bài “Tại sao seo website lên top mà vẫn không bán được hàng?
Được ADC tổng hợp Theo Seotopten Nguồn Zencartvn

Bảng tuần hoàn các yếu tố xếp hạng trong SEO

Bảng tuần hoàn các yếu tố xếp hạng trong SEO
Search Engine Land là một trong những thương hiệu hàng đầu cung cấp các tin tức về SEO và bảng tuần hoàn SEO của Search Engine Land là một trong những tài liệu rất đáng tham khảo, để trở thành một SEOer tốt các bạn không thể bỏ qua bảng tuần hoàn SEO này.
Xem thêm.
>> Mẫu thiết kế website khách sạn đẹp
>> Mẫu thiết kế website du lịch đẹp


>> Công ty thiết kế website

Bảng tuần hoàn các yếu tố xếp hạng trong SEO của Search Engine Land đã được giới thiệu khá lâu, nhưng vẫn chưa được Việt. Hôm nay ADC Việt Nam giới thiệu với các bạn phiên bản Việt hóa của bảng tuần hoàn Seo của Search Engine Land để giúp các bạn dễ tham khảo hơn.

Search engine optimization  – SEO – có vẻ như rất huyền bí, nhưng SEO là một môn khoa học. Công cụ tìm kiếm thưởng cho các trang web với sự kết hợp đúng các yếu tố xếp hạng, hoặc “tín hiệu”. SEO là nhằm đảm bảo nội dung của bạn tạo ra đúng loại “tín hiệu”. Các máy tìm kiếm thực sự yêu thích những trang Web biết cách tối ưu và kết hợp các yếu tố xếp hạng với nhau.

Tài liệu hướng dẫn SEO của Search Engine Land bản tiếng Việt sẽ giải thích những nguyên tố này chi tiết hơn với các bí kíp và hướng dẫn chi tiết để thực hiện chúng.

Bảng tuần hoàn SEO Tiếng Việt dưới đây mô tả những yếu tố chính, quan trọng nhất đóng góp vào sự thành công về thứ hạng của một website.

Bảng tuần hoàn các yếu tố xếp hạng trong SEO

Phân loại các yếu tố trong bảng hệ thống tuần hoàn SEO

Có 4 yếu tố chính trong bảng tuần hoàn yếu tố SEO sẽ ảnh hưởng đến kết quả SEO. Các yếu tố được phân nhóm như bảng dưới và sẽ được giải thích trong bài viết này.
  • Yếu tố Onpage
  • Yếu tố Offpage
  • Violatons
  • Blocking
4 yếu tố chính trong bảng tuần hoàn yếu tố SEO
Trong mỗi nhóm gồm có các phân nhóm nhỏ, và trong các phần tiếp theo chúng ta sẽ đi sâu hơn. Mỗi phân nhóm bao gồm một hoặc nhiều các yếu tố SEO.

Với mỗi thành phần, bao gồm 2 ký tự. Chữ cái đầu tiên xuất phát từ phân nhóm đó, chữ cái thứ hai là viết tắt của các yếu tố SEO.

Sự kết hợp trong các hoạt động của các yếu tố

Không có bất kỳ một yếu tố SEO nào đảm bảo cho việc website bạn được xếp hạng cao trong công cụ tìm kiếm. Có một tiêu đề HTML tuyệt vời không giúp cho một trang chất lượng thấp đạt thứ hạng cao. Hay có nhiều liên kết tới website sẽ không giúp đỡ cho website đó nếu đó là những liên kết chất lượng thấp. Tuy nhiên, có một số yếu tố tích cực có thể làm tăng tỉ lệ thành công. Đối với các yếu tố tiêu cực, rõ ràng, chúng sẽ làm giảm tị lệ xếp hạng website của bạn.

Yếu tố OnPage

Yếu tố OnPage
Yếu tố Onpage là những yếu tố thuộc quyền kiểm xoát hoàn toàn bởi người viết nội dung. Loại nội dung bạn sẽ đăng tải là gì? Bạn có cung cấp các thẻ HTML quan trọng cho các công cụ tìm kiếm không? Làm thế nào để cấu trúc website của bạn giúp hoặc cản trở sự hoạt động của các search engine?.

Trong nhóm Onpage thì 3 yếu tố quan trọng nhất là:

- Content Quality: tức là content phải chất lượng, không chỉ dừng ở việc không trùng lặp với các trang web khác mà còn phải phục vụ đúng nhất nhu cầu người dùng.
- HTML Title: Phải có thẻ tiêu đề trong html để mô tả nội dung bài viết.
- Architecture Crawl: Kiến trúc website phải thuận cho công cụ tìm kiếm bò vào lập chỉ mục website.

Yếu tố Offpage

Yếu tố Offpage
Yếu tố Offpage là những yếu tố mà người quản trị website có thể không kiểm xoát được. Các search engine sử dụng chúng để đánh giá một website. Với hàng tỉ trang web được sắp xếp mỗi ngày, cho nên việc chỉ căn cứ vào trang đầu tiên của website là không đủ. Nhiều yếu tố là cần thiết hơn cho những trang web có chất lượng tốt nhất khi người dùng tìm kiếm bất cứ một điều gì.

Nhóm off page gồm 4 yếu tố:

- Link Quality: chất lượng đường link.
- Social Reputation: đường truyền bá mạnh trên các mạng xã hội.
- Trust Authority: độ tin tưởng cao, người dùng copy, đọc, chia sẻ bài viết nhiều.
- Personal Country: Phù hợp với quốc gia của người dùng mà website hướng tới.

Violations – Hành vi vi phạm

Violations – Hành vi vi phạm
Google cung cấp các bản helps trực tiếp về kỹ thuật SEO và khuyến khích mọi người làm theo, bởi vì SEO tốt có thể sẽ cải thiện danh sách của họ trên kết quả tìm kiếm. Tuy nhiên, có một số kỹ thuật như “spam”, hay “black hat SEO”, được coi là vi phạm, và những hành động đó sẽ bị google phạt, thậm chí là không thể tìm kiếm trên google được nữa.

Các yếu tố bị phạt nhiều nhất trong nhóm vi phạm:

- Violations Thin: Mật độ từ khóa quá thấp.
- Violations Stuffing: Nhồi nhét quá nhiều từ khóa.
- Violations cloacking: đặt link hoặc từ khóa bằng code html chỉ cho google đọc và không hiện ra trước mắt người dùng.
- Violations Paid links: vi phạm vì seo bằng cách mua link.

Blocking - Ngăn chặn

Blocking - Ngăn chặnBlocking là một lớp mới trong các tín hiệu dùng để đánh giá, xếp hạng. Đây là nơi các searcher có thể tự quyết định kết quả tìm kiếm nào được phép hiển thị đối với họ, ngay cả khi trang web đó không vi phạm quy tắc nào cả. Blocking có tác động mạnh tới kết quả mà mọi người tìm thấy.

Các yếu tố ngăn chặn hiển thị kết quả:

- Bt: Có bao nhiêu người đã chặn sự hiển thị kết quả từ trang web của bạn trên kết quả tìm kiếm.
- Bp: Có những ai đã chặn sự hiển thị kết quả từ trang web của bạn trên kết quả tìm kiếm.

Weighting - Sự quan trọng

Trên các ô của các yếu tố Seo chúng tôi đã đặt các số từ 1 đến 3 để thể hiện độ quan trọng của yếu tố này. Chỉ số này thể hiện một sự chú ý đặc biệt của công cụ tìm kiếm, bởi nó có tác động lớn hơn so với các yếu tố khác.

Điều đó không có nghĩa là các yếu tố có chỉ số 1 hoặc 2 là không quan trọng.  Với nhiều kinh nghiệm trong quá trình SEO của chúng tôi thì chỉ số 3 không phải là quan trọng nhất. Nhưng nó là một chỉ số hấp dẫn nói lên sức mạnh của website và đánh giá khả năng SEO. Nó chỉ mang tính chất tương đối trên bảng xếp hạng từ khóa mà thôi. Violations và blocking mang giá trị âm, -3 là tồi tệ nhất.

Các hành vi sử dụng kỹ thuật spam hoặc mũ đen cũng có thể khiến website bị PR âm, đây quả là một điều tồi tệ.

Missing - Các yếu tố thiếu trong tuần hoàn yếu tố SEO và hướng dẫn cơ bản

Một số Seoer có kinh nghiệm sẽ tự hỏi về tuần hoàn yếu tố SEO thiếu một số yếu tố. Ví dụ như thẻ Alt của ảnh hoặc chữ in đậm cùng một số yếu tố HTML?

Chúng tôi cho rằng các yếu tố đó chỉ mang tính quang trọng tương đối. Trong bảng tuần hoàn yếu tố SEO đã có đủ các yếu tố đánh giá chính của Google (Google sử dụng hơn 200 chỉ số đế đánh giá) cùng các yếu tố phụ (Google có hơn 10 000 yếu tố phụ để đánh giá website).

Mục tiêu của bảng tuần hoàn yếu tố SEO là để xếp hạng các yếu tố và điều này sẽ giúp những người mới tiếp cận SEO tập trung vào một bức tranh lớn và có thể giúp những người đã làm SEO tối ưu lai kiến thức nếu họ đang thấy kiến thức của mình đã cũ.

Đó là lý do vì sao bài viết này không cố gắng tạo ra cuộc tranh luận về việc từ khóa ở đầu Tittle hay cuối là hiệu quả hơn. Chúng ta cũng đang cố gắng để đánh giá độ nặng của thẻ H1 và H2 trong việc xếp hạng từ khóa.

Tôi cố tránh các vấn đề cụ thể bởi những điều như vậy có thể trở thành quá  mức cần thiết. Thay vào việc đó, tôi muốn bạn hiểu rằng website của bạn nên có Tittle là từ khóa, bạn có thể giúp website đứng đầu với việc triển khai các thể Meta hoặc các yếu tố html cùng cấu trúc trang và thẻ tiêu đề, bạn sẽ làm được tới 90% các yếu tố HTML quan trọng nhất.

Tương tự điều đó, tuần hoàn yếu tố SEO cũng không đánh giá 1 twitter sẽ có giá trị hơn 1 like trên Facebook. Thay vào đó, nó đang cố gắng giúp mọi người hiểu rằng tài khoản mạng xã hội dường như giúp website tăng độ uy tín hơn, thu hút một lượng người dùng, chúng là một yếu tố tốt để giúp bạn SEO.

Yếu tố Content và Search Engine

Trước khi vào chương 2 này thì tôi nói cho bạn biết về 2 trường phái SEO trước đây đó là một trường phái coi “Content is King – Nội dung là vua” và trường phái còn lại coi “Link is King – Link là vua”. Nhưng giờ đây, khi google đã làm mạnh tay hơn thì trường phái “Content Is King” đã lên ngôi. Và trong chương 2 này, chúng ta bắt đầu nói về các yếu tố trong bảng tuần hoàn SEO với việc nói về chất lượng nội dung.

Với việc “Phân loại các yếu tố trong bảng hệ thống tuần hoàn SEO” đã giúp cho các bạn có cái hình dung về các nhóm yếu tố trong dịch vụ SEO, và trong phần :Yếu tố Content và Search Engine” chúng ta sẽ đi sâu hơn vào yếu tố quan trọng nhất –  Content

Cq: Content Quality – Chất lượng nội dung

Cq, Content Quality, Chất lượng nội dungHãy xem xét lại, nội dung của bạn có thực sự chất lượng hay không, bạn có cung cấp cho người xem những thứ họ cần hay không? Bạn có cung cấp nội dung duy nhất hay không? Và người dùng tìm thấy điều gì từ nội dung của bạn?

Trên đây chỉ là một số câu hỏi để bạn tự hỏi mình trong việc đánh giá chất lượng nội dung mà bạn cung cấp. Nếu bạn trả lời được các câu hỏi trên, thì việc viết nội dung là quá đơn giản rồi phải không?

Cr: Content Research / Keyword Research – nghiên cứu nội dung/ nghiên cứu từ khóa

Cr, Content Research, Keyword ResearchCó lẽ chiến thuật SEO quan trọng nhất sau khi tạo nội dung tốt là nghiên cứu từ khóa thật tốt. Có rất nhiều công cụ cho phép bạn nghiên cứu từ khóa rất dễ dàng. Bạn có thể dùng chính Google Adword để làm việc này.

Bạn hãy tạo nội dung bằng cách sử dụng các từ khóa, các thuật ngữ mà người tìm kiếm sẽ sử dụng để tìm ra trang web của bạn.

Ví dụ: nếu một trang web nói về “Các bệnh về da” thì có thể sử dụng các thuật ngữ để mô tả cách phòng chống các bệnh nguy hiểm về da. Nếu mọi người đang tìm kiếm “thủ thuật phòng chống ung thư da” thì khi đó tỉ lệ xuất hiện trên Google khá cao.

Tạo nội dung nói lên những gì mà mọi người đang tìm kiếm, sử dụng ngôn ngữ mà chính người tìm đang sử dụng. Điều đó sẽ giúp cho website của bạn sẽ có độ view cao hơn.

Cw: Content Words / Use of Keyword – Sử dụng từ khóa

Cw, Content Words, Use of Keyword, Sử dụng từ khóaSau khi nghiên cứu từ khóa xong, bạn đã sử dụng từ khóa trong nội dung của bạn chưa? Hãy cố gắng lồng từ khóa vào nội dung của bạn, để trang web đó có thể được tìm thấy với những từ khóa này.

Vậy thì mức độ lặp lại từ khóa là như thế nào? Bạn hãy lặp lại từ khóa sao cho mật độ từ khóa khoảng 2,45% là tốt nhất.

Nói chung là không có con số cụ thể, nhưng hãy sử dụng từ khóa của bạn sao cho thật tự nhiên. Hãy đặt mình vào người xem, để từ đó có thể thấy được rằng bạn muốn trang đó được tìm thấy với những từ nào? Sau đó, sử dụng chúng một cách tự nhiên trên trang.

Ce: Content Engagement

Ce, Content EngagementÝ nghĩa của phần này có thể mô tả qua ví dụ sau:
Một người nào đó tìm kiếm trên internet và thấy trang web của bạn trong danh sách kết quả đó, họ nhấp vào liên kết tới website của bạn, nhưng sau đó họ lại “back” lại trình duyệt để quay lại trang kết quả tìm kiếm. Điều đó cho thấy nội dung của bạn không được người dùng thích. Nó cũng là một công cụ để đo lường hiệu quả SEO của bạn.

Vậy hãy xem xét lại nội dung của chính bạn, rằng nội dung đó đã thực sự giữ chân người dùng lâu chưa. “Time on site” cũng là một yếu tố mà các công cụ tìm kiếm sử dụng để đánh giá website của bạn.

Cf: Content Freshnesss – Nội dung mới

Cf, Content Freshnesss, Nội dung mớiHãy liên tục cập nhật nội dung mới lên website của bạn, hãy làm điều đó mỗi ngày, chí ít là 3 bài/1 tuần. Khi đó website của bạn sẽ được chú ý nhiều hơn, qua đó giá trị của website cũng tăng lên.

Các yếu tố về HTML code

HTML là mã cơ bản được sử dụng để tạo ra các trang web, và các công cụ tìm kiếm cũng sử dụng các mã này để nhận dạng một website qua đó sẽ đánh giá website đó như thế nào. Dưới đây là một số thẻ HTML quan trọng nhất mà bạn nên chú ý.

Ht: thẻ HTML Title

Ht, thẻ HTML TitleThẻ Title luôn luôn là tín hiệu quan trọng nhất mà công cụ tìm kiếm sử dụng để hiểu một trang nói về cái gì. Hãy tưởng tượng rằng, bạn viết 100 cuốn sách có nội dung khác nhau, nhưng có chung một tên sách, thì làm thế nào mọi người có thể phân biệt được 100 cuốn sách đó đây. Hơn nữa, nếu như 100 cuốn sách đó có tên sách khác nhau, nhưng tên sách lại quá ngắn không đủ để miêu tả sơ qua thì sao?.

Tiêu đề không đúng, không tốt, dẫn tới thứ hạng website của bạn không tốt. Để viết tiêu đề thật tốt, hãy đặt mình vào vị trí người tìm kiếm, sau đó dựa trên sự nghiên cứu từ khóa thật kỹ càng, khi đó bạn sẽ biết mình cần viết như thế nào.

Hd: Thẻ HTML Description

Hd, Thẻ HTML DescriptionThẻ meta Description có nhiệm vụ là đưa dòng mô tả nội dung website của bạn lên trên kết quả của công cụ tìm kiếm. Nó nói cho Search Engine biết sơ bộ nội dung của toàn website là gì.

Một thẻ mô tả tốt, sẽ làm tăng tỉ lệ nhấp chuột trên danh sách kết quả tìm kiếm. Do đó, hãy viết nội dung của thẻ mô tả này thật tốt, nó cũng giúp cho việc tìm kiếm của các Search Engine trở lên dễ dàng hơn.

Hh: Thẻ heading

Hh, Thẻ headingThẻ Header là thẻ xác định các phần quan trọng của một trang web. Công cụ tìm kiếm từ lâu đã sử dụng thẻ header là một trong những yếu tố quan trọng để xếp hạng trang web. Nếu những từ mà bạn muốn nó được tìm thấy trong các thẻ tiêu đề, bạn có thể có cơ hội được xếp hạng cao hơn.

Thẻ header có 6 cấp độ, tương ứng với 6 cấp ưu tiên khác nhau. H1>H2>H3>H4>H5>H6 trên website.
Như vậy không có nghĩa là tôi cứ đặt hết các từ khóa quan trọng của tôi vào thẻ header để nó lên nhanh? Không phải như vậy. Thẻ header thật có ích khi nó phản ánh được cấu trúc hợp lý của một trang. Nếu bạn có một tiêu đề chính, hãy đặt nó trong thẻ H1, các tiêu đề ít được ưu tiên hơn nên đặt ở H2, H3 dành cho tiêu đề bài viết, còn H4, H5, H6 dành cho từ khóa trong bài viết.

Cũng giống như mình làm nội dung cần chú ý tới yếu tố Content, thì thẻ HTML có tốt thì thứ hạng website ngày càng được cải thiện, các thẻ HTML tối ưu không tốt thì thời gian để đạt top như ý muốn thì không phải là ngắn.

Các yếu tố SEO có liên quan tới cấu trúc website

Một yếu tố lớn cuối cùng trong nhóm Onpage của bảng tuần hoàn các yếu tố xếp hạng SEO là tổng thể kiến trúc trang web của bạn. Cấu trúc website phù hợp có thể hỗ trợ các nỗ lực SEO rất nhiều.

Ac: Site Crawability

Ac, Site CrawabilityCác con bọ tìm kiếm thực hiện crawl website của bạn, chúng đi từ trang này sang trang khác, hoạt động như một cái máy quét. Chúng quét tất cả trang web của bạn, sau đó tạo ra một bản sao và lưu trữ lại gọi là “index”. Như vậy, một website cũng là một cuốn sách mà chúng ta đọc hằng ngày vậy.

Khi một ai đó thực hiện tìm kiếm, chúng sẽ duyệt qua toàn bộ “cuốn sách” mà chúng tạo ra, tìm thấy tất cả các trang có liên quan sau đó chọn ra những gì nó nghĩ là tốt nhất cho người dùng.
Để được tìm thấy, thì website của bạn phải nằm trong cuốn sách đó. Và khi đã nằm trong đó, bạn phải được thu thập dữ liệu. Nhưng không phải website nào cũng được duyệt và đứng top.

Ví dụ, trang web có chứa nhiều flash sẽ làm cho các con bọ rối mắt, và chúng không phân biệt được dữ liệu trên trang web đó, cho nên website sẽ bị đánh giá thấp đi. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng sitemap kết hợp giữa HTML và XML để tạo sự thuận tiện cho robot.

As: Site Speed

As, Site SpeedGoogle tuyên bố rằng, những trang web load nhanh hơn sẽ được ưu tiên xếp hạng cao hơn các trang web load chậm.

Tăng cường tốc độ load của trang web không hẳn sẽ đảm bảo vị trí thứ 1 trên bảng xếp hạng của Google, tuy nhiên đó là một yếu tố giúp khách hàng của bạn không phải đợi rất lâu mới nhìn thấy thông tin trên website của bạn.

Vì vậy, hãy tăng tốc độ load website tới mức tối đa, khách truy cập và search engine sẽ đánh giá cao website của bạn hơn các website khác.

Au: mô tả URL

Au, mô tả URLViệc có sự xuất hiện từ khóa trong tên miền, hoặc URL của trang sẽ giúp cho việc xếp hạng thêm triển vọng hơn.

Kết luận
- Việc đầu tiên của mọi website cần làm đó chính là đầu tư thời gian, công sức, của cải vào việc xây dựng nội dung. Nội dung thật tốt là yếu tố nền tảng của các yếu tố khác trong làm SEO. Hãy làm “tươi” nó mỗi ngày, và hãy đầu tư nội dung thật chất lượng để giữ chân người dùng lâu hơn nhé.
- Thiết kế website thân thiện với search engine cũng là thiết kế thân thiện với con người
- Cấu trúc website sạch sẽ, dễ nhìn, với tốc độ load website tối ưu là những gì mà search engine sẽ đánh giá website của bạn, cho nên hãy nhớ rằng, trước khi đi làm backlink, hay nhờ một tổ chức làm dịch vụ SEO hãy tối ưu website của mình thật tốt.