Hôm trước mình được một bạn hỏi về chức năng Tìm nạp của Google (Fetch as Google) trong Webmaster Tool có thay đổi, nay mình hướng dẫn sơ qua về các chức năng mới trong phần "Fetch as Google" này.
Chức năng mới trong phần Tìm nạp (hay các bạn hay gọi là Submit Google) tập trung vào giao diện mobile, đây là xu hướng nóng nhất trong giai đoạn 2014 và hẳn là Google đã chuẩn bị các tính năng này trong thời gian dài trước khi ra mắt công cụ này trong Google Webmaster Tool.
Trong phần này mình thao tác nhanh bên ngôn ngữ tiếng Anh, bạn có thể so sánh đối xứng sang tiếng Việt bằng cách thay chữ "en" thành "vi" trong url của link webmaster tool nhé.
Cách thay đổi ngôn ngữ trong Google Webmaster |
Giao diện mới trong "Fetch as Google" |
Có một vài loại điện thoại không có khả năng hiển thị cao cấp như smartphone, do bị giới hạn thư viện hiển thị nó phải được website hỗ trợ cách hiển thị cơ bản cấp thấp. - XHTML/WML/cHTML
Có 3 lưu ý mình tập trung cho các bạn ở phần này:
- Tùy chọn cho các bạn chọn loại thiết bị như: desktop, mobile: smartphone, mobile: XHTML/WML, mobile: cHTML - Bạn cần tập trung vào 2 loại đầu tiên là "Desktop" và "Mobile: smartphone"
- Tùy chọn "Fetch" là tìm nạp theo cách cũ mà các bạn thường làm, bạn nào quen sử dụng theo mô thức cũ thì dùng cái này cho nhanh nhé.
- Tùy chọn "Fetch and Render": đây là tính năng mới, nhằm yêu cầu robot tìm nạp và cho bạn quan sát cách hiển thị trên màn hình thiết bị tương ứng mà bạn chọn kèm theo vài mã lỗi của robot.
Chọn loại thiết bị tìm nạp |
Như vậy, khi tìm nạp bạn chỉ cần nạp 2 loại thiết bị đầu tiên là "Desktop" và "Mobile: Smartphone" là ổn, 2 loại thiết bị sau rất ít phổ biến, ta bỏ qua. Vấn đề là url của một vào site đặt riêng cho từng thiết bị, trong phần này ta cần lưu ý:
** Bạn cần kiểm tra trên smartphone xem giao diện trên điện thoại Url/link có khác với trên máy tính không. Nếu link giống nhau thì bạn không cần quan tâm nhiều, cứ copy Url/link vào, chọn từng thiết bị rồi "Fetch"
** Trường hợp kiểm tra trên Smartphone mà thấy Url/link của website mình khác nhau thì tương ứng link hiện trên máy tính & smartphone tương ứng như thế nào cần chọn đúng Url/link như thế ấy.
GIỜ TA HÃY KIỂM TRA XEM KHI FETCH AND RENDER THỰC TẾ NHƯ THẾ NÀO
1. TÌM NẠP BẰNG CÁCH "FETCH" NHƯ TRƯỚC ĐÂY
Trường hợp chỉ "Fetch" thì vẫn như cũ, sau khi đưa link vào "Fetch" bạn sẽ nhắp vào nút "Submit to Index" rồi vẫn lưu ý là chọn tùy chọn "Crawl only this Url" vì ta chỉ index 1 link này thôi, nếu chọn tùy chọn thứ 2 Google nó sẽ Index toàn website có khả năng gây nguy hiểm!
Submit to Index -> Crawl only this Url |
Khi nhấn vào để kiểm tra thì thông tin trong tab Fetching ghi rõ thiết bị (ở đây là Desktop) và mã 200 http (200 là mã báo đã thành công trong giao thức http). Các thông tin khác các bạn có thể tìm hiểu thêm (thực ra là như cũ, chẳng có gì để nói nhiều ở đây).
Thông tin trong trạng thái Fetching |
2. TÌM NẠP BẰNG CÁCH FETCH AND RENDER (TÍNH NĂNG MỚI)
Tính năng này cho phép bạn kiểm tra cách hiển thị trên thiết bị tương ứng, dĩ nhiên là nếu trong trường hợp link trên Desktop & mobile khác nhau mà ta khai báo sai thì robot cũng sẽ hiểu sai và bạn sẽ thấy có vấn đề hơi "kì kì" ở đây đấy. Vì vậy, hãy khai báo cho đúng.
Link tôi đã khai báo Fetch and Render |
2 link đóng khung là 2 link khai báo đúng, còn 3 link giữa là có vấn đề, giờ ta hãy xem từng vấn đề ở đây là gì nhé ... thực tình mà nói Google còn ngu quá!
CÓ 2 ĐIỂM CẦN LƯU Ý TRƯỚC KHI ĐỌC TIẾP
1. Tôi đang dùng Url của Blogger để khai báo, Url/link của blogger phân ra thành 2 tham số, tận cùng là .html sử dụng cho desktop (hay máy tính), còn tận cùng là .html?m=x là dùng cho các thiết bị di động.
2. Khi kiểm tra cách hiện thị trong phần Fetch and Render thì cũng vậy, bạn cứ nhắp vào phần đã khai báo nó sẽ hiện ra như sau, và bạn sẽ thấy trong tab Redering sẽ hiển thị theo thiết bị mà bạn đã Fetch, còn tab Fetching thì ta đã nói rồi
Kết quả cho thấy giao diện Mobile của tôi quá đẹp! |
Tiếp theo, tôi sẽ nói về 3 link lỗi, nếu bạn làm đúng theo phía trên thì sẽ không có vấn đề gì, những link lỗi này là do không thực hiện đúng ...
1. Link giữa màu xám (gạch chéo) là do robot tìm nạp thất bại, đây là lý do kỹ thuật của Google, nếu gặp trường hợp này thì bạn cứ mạnh dạn tìm nạp lại, không vấn đề gì.
Theo mặc định khi thiết bị mobile truy cập vào link của desktop nó sẽ được redirect sang link đúng của mobile, song thường lập trình viên đặt một thiết lập nofollow ở đây để tránh tạo 1 backlink ngoài ý muốn -> Vì thế mà công việc của robot chỉ có thể là báo lỗi. - Robot bị chặn ở link redirect
2. Link dưới cùng, tôi khai báo là thiết bị Mobile, nhưng link blogger tận cùng lại là .html (khai báo sai rồi!). Vậy kết quả robot trả lại là "Redirected". Gặp trường hợp này thì bạn cần phải điều chỉnh link cho đúng với thiết bị khai báo của mình.
3. Link trên cùng là tôi dùng link Mobile nhưng lại khai báo cho thiết bị desktop, nó không bị redirect, nhưng khi vào xem trong Rendering thì thấy cách hiển thị vẫn bình thường như Desktop. Trường hợp này khai báo không tốt, vì robot sẽ tưởng là link này có thể dùng được cho Desktop và Index, và giờ bạn có đến 2 Url cùng vào 1 bài viết trên Google!
TẠI SAO LINK TỪ DESTOP ĐƯỢC REDERECT VÀO LINK MOBILE, CÒN NGƯỢC LẠI THÌ KHÔNG?
Có lẽ do thói quen, trước đây mặc định link Mobile là link ngầm, link chính trên Desktop khi có thiết bị Mobile truy cập vào, khi đó mới được redirect sang cho đúng với thiết bị di động. Vì là link ngầm nên nó không công khai và không được người dùng sử dụng -> Vì vậy mà trường hợp ngược lại chẳng ai nghĩ đến.
Hiện nay cách redirect này đã lỗi thời, các template mới tập trung vào responsive cho css và không ảnh hưởng đến các Url/link. Như vậy Url dùng cho desktop hay bất cứ thiết bị mobile nào cũng chỉ có 1, giúp không phát sinh các vấn đề rắc rối trong SEO.
Các bạn lưu ý là ta "Fetch" được nhiều lần, nhưng tùy chọn "Submit to Index" chỉ có 1 lần, các link Fetch sau đó sẽ không thấy nút Index này nữa. Như vậy, lần đầu ta nên Submit bằng link Desktop - Link gốc.
Theo SEO.hieuqua.co
EmoticonEmoticon
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.