Tương lai của content marketing chính là Blog

Tương lai của content marketing chính là Blog
content marketing

Content marketing

Bạn có biết Content Marketing là gì không? Content Marketing là một phương thức sử dụng những thông tin thích hợp và có giá trị nhằm thu hút khách hàng tiềm năng đến với bạn. Những thông tin này sẽ không chỉ hấp dẫn khách hàng, mà nếu thực hiện đúng chúng sẽ còn có thể gắn kết với đối tượng người tiếp nhận mục tiêu của bạn và thôi thúc họ mua sản phẩm, mang đến lợi nhuận cho công việc kinh doanh của bạn.
Bởi thế, một chiến thuật content Marketing thành công sẽ đem đến nhiều thông tin giá trị cho thị trường mục tiêu của bạn. Và khi chiến thuật này hiệu quả, bạn sẽ biến những người tiêu dùng mà bạn nhắm đến trở thành người mua hàng.

Tương lai của content marketing chính là Blog

Mới đây, trên blog của mình, một số chuyên gia marketing trên thế giới đã nhận định, Business blog (blog kinh doanh) là một trong những công cụ hiệu quả nhất giúp các marketer đưa content marketing của doanh nghiệp tiếp cận người dùng. Tương lai của content marketing chính là Blog.

tương lai của content marketing chính là Blog

Trong bản báo cáo về Inbound Marketing 2013 (Xem thêm trên blog của Hubspot) đã nêu rõ, 18% những người làm marketing đã và đang nhìn nhận content như là ưu tiên hàng đầu trong chiến dich marketing, và 62% marketers sẽ làm blog vào năm 2013. Mặc dù việc tạo ra một nội dung thu hút, nổi bật ngày càng khó khăn, nhưng tương lai vẫn rộng mở đối với các marketing chú trọng vào nội dung.

Có thể lấy một ví dụ đơn giản để hiểu tính hữu ích của Content Marketing như sau: Rõ ràng, nếu như một công ty A gọi điện hay email trực tiếp cho khách hàng thì sẽ luôn nhận được thái độ phản ứng tiêu cực, vì không ai muốn bị sale làm phiền, hay là có một sự thúc ép tìm hiểu không tự nhiên từ một công ty nào đó.

Để loại bỏ phản ứng tiêu cực này công ty A có thể tạo ra một sự tiếp cận tự nhiên và gián tiếp hơn như khéo léo tạo ra một nội dung hay (báo cáo, hình ảnh, video,…) hữu ích mà có thể khiến đối tượng khách hàng mục tiêu này quan tâm, sau đó có hứng thú tìm hiểu tự nhiên về công ty A. Cuối cùng, tạo nên một thiện cảm tốt, và có thể họ sẽ tự động biến mình thành khách hàng tiềm năng, chủ động liên lạc với công ty A.

Ngày nay, trung bình mỗi doanh nghiệp sử dụng từ 6 đến 9 dạng thức của Content Marketing như blog, video, white paper, microsite, podcast, email, newsletters, tạp chí, event, contests, webinar, mạng xã hội…

Trong đó, theo báo cáo của Marketing Benchmarks, blog là hình thức content marketing hiệu quả nhất, thu về cho doanh web 55% lưu lượng truy cập website. Và 57% các công ty có được khách hàng gián tiếp qua blog. Những công ty năng cập nhật blog của mình từ 3-5 lần/tháng lên 6-8 lần/ tháng sẽ tăng lượng khách hàng tiềm năng, và có cơ hội tạo ra khách hàng thực nhiều hơn. Với những số liệu thống kê này, nhiều chuyên gia đã cho rằng blog là tương lai của content marketing.

chất lượng content marketing

Một bằng chứng khác, thực tế hơn là: Hiện nay trên thế giới, hầu hết các doanh nghiệp đang đầu tư vào chất lượng blog của website doanh nghiệp. Các blog doanh nghiệp ngày nay ngày càng hay hơn và được cập nhật thường xuyên hơn. Nhiều blog còn thu hút một lượng người theo dõi, cũng như lượng độc giả lớn, với nhiều nội dung hữu ích hơn cả trang tin chuyên ngành. Có thể kể đến một số blog tiêu biểu trong lĩnh vực marketing như: Socialfresh, Hubspot, ….

Hình dung một cách đơn giản, có thể dễ dàng giải thích những nguyên nhân thông thường nhất vì sao blog doanh nghiệp (blog tiếp thị) đang ngày càng được ưa chuộng đối với Marketer. Đó là:

Khả năng thu hút traffic về website doanh nghiệp nhiều hơn nhưng với một chi phí thấp hơn quảng cáo.

Khả năng nâng cao điểm chất lượng tìm kiếm cho website công ty. Google đã cập nhật nhiều thuật toán mới như Panda hay Penguin, phần thưởng cho những content chất lượng cao, và đẩy những content chất lượng kém xuống vị trí cuối trong các kết quả tìm kiếm.

Khả năng gắn kết và tương tác khách hàng một cách thông minh và trực quan, tạo cảm xúc tốt đẹp và tăng hứng thú quan tâm một cách tự nhiên đến nhãn hàng.

Khả năng nâm tầm thương hiệu. Khiến thương hiệu được nhìn nhận chuyên nghiệp hơn, có chuyên môn và hữu ích.

Nhưng phải kể đến một lý do đặc biệt rằng: Blog là nơi hình thành thị trường cho doanh nghiệp. Mỗi năm, hầu như tất cả các doanh nghiệp đều chi khá nhiều tiền cho các kênh truyền thông quảng cáo. Nhưng lại chẳng hề có kênh nào mà doanh nghiệp có thể tự chủ hay chủ động. Doanh nghiệp do đó phụ thuộc khá lớn vào kênh truyền thông trả tiền. Với việc làm chủ một blog, các marketer sẽ sớm nhận thấy sức mạnh tiếp thị của những kênh do họ làm chủ, cũng như kiểm soát những gì đi cùng nó. Doanh nghiệp có thể trực tiếp xây dựng lòng tin, và tạo ra thị trường thông qua blog của họ. Bằng việc nuôi dưỡng và thu hút khách hàng tiềm năng, doanh nghiệp sau đó có nhiều cơ hội hơn để chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực.

Như vậy, blog sẽ là nơi mà doanh nghiệp tạo dựng thị trường, và trở thành trung tâm của thế giới content marketing, kết hợp với sự hỗ trợ của các kênh khác như social media, email, SEO.

Tuy nhiên, để phát huy thực sự sức mạnh của công cụ này thì các doanh nghiệp cần phải chú trọng hơn đến chất lượng nội dung, cũng như các tiêu chí đánh giá blog.

Có thể rất nhiều website doanh nghiệp đều đã có blog marketing của mình nhưng một cách nửa vời và không chú trọng. Việc tạo ra content bằng cách chỉ cần sắp xếp vài câu chữ với nhau, thêm mắm thêm muối bằng một vài keywords sẽ sớm không còn tác dụng.

Doanh nghiệp sẽ phải chú trọng hơn đến chất lượng nội dung blog, cũng như cập nhật nội dung một cách thường xuyên hơn để tăng lưu lượng truy cập của khách hàng tiềm năng. Việc xây dựng một đội ngũ làm nội dung blog toàn thời gian cũng trở nên cần thiết hơn. Nội dung blog cần phải đa dạng hơn, và mang đậm phong cách riêng của doanh nghiệp hơn. Thậm chí, để thành công với blog của mình nhiều doanh nghiệp sẽ phải đầu tư nhiều hơn vào những trải nghiệm thông minh và độc đáo cho blog,..

Tóm lại, blog marketing sẽ đóng một vai trò quan trọng trong tương lai. Mỗi một lĩnh vực, ngành nghề sẽ có những blog hữu ích đa dạng khác nhau, nhằm phục vụ tối đa nhu cầu của khách hàng tiềm năng. Vào thời điểm này, chất lượng nội dung, thông tin sẽ thực sự lên ngôi. Và có lẽ những doanh nghiệp không thành công với blog marketing của mình sẽ sớm lép vế trên thị trường.

Bạn có thể sử dụng content marketing trong mọi lĩnh vực marketing của mình bao gồm in ấn, truyền thông, sự kiện và internet. Bạn sẽ muốn bảo đảm rằng trang web của mình có nội dung hay nhằm thu hút người xem. Bạn cũng sẽ muốn đảm bảo rằng nếu bạn có một trang blog, bạn cũng sử dụng nó cho content marketing. Bởi vậy, có thể xem phương thức content marketing rất giá trị và thường để lại ấn tượng lâu dài hơn bất kỳ phương thức marketing nào khác.

Bài "Tương lai của content marketing chính là Blog"
Theo Công ty thiết kế website

Cách lập kế hoạch và xây dựng thương hiệu trên internet

Cách lập kế hoạch và xây dựng thương hiệu trên internet
Phát triển thương hiệu trực tuyến là một nhánh trong chiến lược phát triển thương hiệu chung của mọi doanh nghiệp. Cũng giống như làm thương hiệu offline, làm thương hiệu online đòi hỏi một chiến lược tổng thể, kết hợp giữa rất nhiều loại hình khác nhau từ bộ nhận diện thương hiệu trực tuyến tới email markteting và quảng cáo trực tuyến, từ sự kiện tới tham gia mạng xã hội, quảng cáo từ khóa, làm SEO ... Để xây dựng một chương trình thương hiệu trực tuyến cả năm, đòi hỏi marketer phải có kiến thức tổng quan về internet và các công cụ marketing online. Điều nay không phải marketer nào cũng có thể nắm vững.
xây dựng thương hiệu trên internet

Xây dựng thương hiệu trên Internet

Quy luật chỉ một (hoặc cái này hoặc cái kia) Internet chỉ có thể là một công cụ kinh doanh hay một phương tiện truyền thông, không thể là cả hai.

Đưa một nhãn hiệu của một công ty lên một trang web không có nghĩa nó đã trở thành một nhãn hiệu trên Internet. Nhãn hiệu thông thường và nhãn hiệu trên Internet khá khác nhau.

Nếu muốn xây dựng một nhãn hiệu trên Internet, không nên nghĩ Internet đơn thuần chỉ là một phương tiện truyền thông, hãy coi nó là một công cụ kinh doanh.

Có lẽ bạn nghĩ rằng, thực tế Internet là một phương tiện truyền thông giống như báo chí, loa đài hay truyền hình. Có thể đúng như vậy, nhưng nếu muốn xây dựng một nhãn hiệu Internet vững mạnh, bạn phải coi Internet là một cơ hội, chứ không phải là một phương tiện truyền thông. Phải coi Internet là một công cụ kinh doanh hoàn toàn mới, không vướng bận trách nhiệm và đó là nơi cơ hội đang chờ đón những ai tiên phong tạo ra những chủng loại hàng mới.

- Không phải các hãng như ABC, NBC, CNN, Tờ Thời báo New York, Thời báo Phố Wall, tạp chí Time, hay Newsweek đã tạo ra các trang web thông tin thành công trên mạng, mà đó chính là Yahoo!
- Không phải Barnes & Noble, Waldenbooks, hay Borders tạo ra các trang web bán sách chạy nhất trên mạng, mà đó chính là Amazon.com.

- Không phải các công ty như Sotheby’s hay Christie’s tạo ra các trang web đấu giá thành công nhất trên mạng, mà đó chính là eBay.

- Không phải các nhà cung cấp như AT&T, Microsoft hay Cablevision đem lại dịch vụ Internet tốt nhất cho nước mỹ, mà đó chính là American Online.

Mọi người đều nhận thức được rằng Internet sẽ làm thay đổi công việc làm ăn của họ giống như đối với những người khác. Nhưng thay đổi như thế nào? Và ta có thể làm gì? Ta rất dễ phạm vào một trong hai lỗi hoàn toàn trái ngược nhau sau đây: Quá lạm dụng Internet hoặc quá thờ ơ với nó.

Ta quá lạm dụng Internet khi cho rằng Internet sẽ thay thế hoàn toàn các phương thức kinh doanh truyền thống. Từ trước tới nay, chưa một phương tiện truyền thông mới nào làm được điều này. Truyền hình không thay thế được truyền thanh. Truyền thanh không thể thay thế được tạp chí. Và tạp chí không thể thay thế được các tờ báo.

Ta sẽ quá thờ ơ với Internet khi cho rằng nó không hề ảnh hưởng tới công việc kinh doanh của mình. Bất kỳ một phương tiện truyền thông mới nào đều có những ảnh hưởng nhất định tới mỗi một loại hình kinh doanh, như chúng đã ảnh hưởng tới các phương tiện truyền thông hiện tại. Chẳng hạn như radio là phương tiện giải trí chủ yếu cho tới khi truyền hình xuất hiện. Ngày nay, radio chủ yếu được sử dụng để phát các chương trình ca nhạc, tin tức và các bài nói chuyện.

Có thể bạn cho rằng điều này thật tuyệt. Bạn sẽ sử dụng công cụ Internet ngay lập tức và coi đây như một chiêu thức khác trong kế hoạch marketing của mình. Nhưng có thể đó sẽ là sai lầm lớn nhất của bạn! Bạn sẽ làm tổn hại đến nhãn hiệu của mình khi cố gắng xây dựng nó thành một nhãn hiệu trên Internet như một nhãn hiệu thông thường hay một nhãn hiệu trong thế giới thực. Không một nhãn hiệu nào có thể dành cho tất cả mọi người. Thế mà đó lại là những gì mà nhiều chuyên gia Internet khuyên chúng ta!

Một chuyên gia Internet đã nhận định: “Thương mại điện tử (TMĐT) cần phải là một phần lớn hơn trong chiến lược kinh doanh, một chiến lược tổng hợp tất cả các cách thức để khách hàng có thể giao dịch với Công ty qua các phương tiện số, ví dụ như bằng điện thoại quay số thông thường, bằng fax, qua thư điện tử, điện thoại công cộng, bằng điện thoại di động, trang web”.

Rất nhiều hãng có tên tuổi áp dụng chiến lược này. Họ mang nhãn hiệu sẵn có của mình lên mạng và chờ đợi điều kỳ diệu xảy ra. Vì vậy, chúng ta có những trang web thế này:

- Levi’s.com, Dockers.com, Barbie.com
- ABC.com, Forbes.com, Washingtonpost.com
- Ford.com, GM.com, Daimlerchrysler.com

Liệu những nhãn hiệu đã quá quen thuộc “ngoài đời” có thu hút được sự quan tâm khi xuất hiện trên mạng không? Một nghiên cứu của Forrester Research khảo sát những người thuộc độ tuổi 16 tới 22 cho thấy không phải vậy. Theo hãng Cambridge, một công ty có trụ sở tại Massachusetts, thì: “Một số nhãn hiệu thành công nhất ngoài đời lại chẳng hề có chút giá trị nào trên Internet”.

Điều này chẳng có gì đáng ngạc nhiên. Đã có tờ báo hay tạp trí nổi tiếng trên cả nước nào lại thành công khi chuyển sang truyền hình không? Câu trả lời là “không”, họ đều thất bại ngay từ trong trứng nước, đáng chú ý nhất là tờ Nước Mỹ Ngày nay (The USA Today) và tờ Quản gia giỏi (Good Housekeeping). (Tờ The USA Today on TV đã lỗ khoảng 15 triệu đô la trong năm đầu tiên và phải đình bản vào năm thứ hai).

Các giám đốc kinh doanh có nhiều điểm giống với các vị tướng chỉ huy quân sự, họ thường đem những vũ khí đã chiến đấu trong trận đánh trước để chuẩn bị cho trận đánh mới. Chúng ta đã chứng kiến vô số những trang web nhại lại những gì đã có ngoài đời.

Tạp chí Tin vịt (Slate), do hãng Microsoft tung ra với sự quảng bá rầm rộ, là một ví dụ điển hình. Được biên tập bởi một nhân vật đang nổi (Michael Kinsley, nổi tiếng với chương trình Ô chữ lửa (Crossfire) của hãng CNN), Slate đã khá vất vả với tư cách là phiên bản trực tuyến của một tạp chí bình thường với mức giá định kỳ 29,95 đô la một năm.

Chỉ có 28.000 người truy cập vào trang web này. Vì vậy, tạp chí Slate chuyển sang áp dụng mức giá thông thường của các trang tin điện tử, tức là miễn phí. Thế là có tháng số người truy cập vào Slate lên tới 2,4 triệu người. Câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào hãng Microsoft kiếm được lợi nhuận khi đã cho không tờ tạp chí này?.

cách lập kế hoạch marketing online tổng thể

Cách lập kế hoạch marketing online tổng thể

Tương tự như các hoạt động marketing truyền thống, bạn cũng cần có một kế hoạch marketing cho các hoạt động marketing trực tuyến của mình. Dưới đây là những yếu tố cơ bản của một kế hoạch marketing online:

Phân tích bên trong và bên ngoài

Có thể áp dụng phương pháp PEST và SWOT để đánh giá các yếu tố bên ngoài có thể ảnh hưởng tới việc thực hiện kế hoạch marketing cũng như các điểm mạnh và điểm yếu nội bộ doanh nghiệp. Tuy nhiên, bạn cũng cần xem xét những yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng quan trọng trong kinh doanh trên Internet như sự chấp nhận về mặt pháp lý của chữ ký điện tử, năng lực thanh toán trực tuyến của hệ thống ngân hàng. Hơn nữa, cũng cần quan tâm tới năng lực của doanh nghiệp bạn liên quan tới marketing trực tuyến như năng lực của hệ thống và nhân viên, danh tiếng của doanh nghiệp hoặc loại sản phẩm đặc biệt mà bạn cung cấp như phần mềm hoặc máy ảnh số - những yếu tố sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong một thế giới kinh doanh ảo.

Mục tiêu marketing Online

Dù bạn xây dựng kế hoạch marketing trực tuyến để thay thế hoặc bổ xung cho kế hoạch marketing chung, cần nêu rõ và cụ thể các mục tiêu marketing trực tuyến. Ví dụ, có thể đặt mục tiêu “3000 khách thăm trang web của doanh nghiệp trong 6 tháng tới”. Bằng cách đặt mục tiêu cụ thể, bạn mới có cơ sở để đánh giá quá trình thực hiện sau này.Một vài doanh nghiệp cũng đặt ra mục tiêu doanh thu bán hàng trên mạng.

Chiến lược marketing Online

Sau đó, bạn phải quyết định chiến lược marketing để đạt mục tiêu đã định. Bạn nên chọn một nhóm người dùng Internet làm khách hàng hoặc khán giả mục tiêu.

Ví dụ, một nhà cung cấp cơm văn phòng qua trang web có thể chọn các nhân viên văn phòng làm khách hàng mục tiêu. Sau đó, bạn phải quyết định tạo ra sự khác biệt giữa sản phẩm/dịch vụ của bạn với các nhà cung cấp khác. Nhà cung cấp cơm văn phòng trên có thể chọn đặc tính “phục vụ ăn trưa theo yêu cầu” và “chọn món qua trang web” để thể hiện tuyên bố định vị “món ăn khác nhau cho các bữa khác nhau”. Nếu bạn dùng các hoạt động marketing online để hỗ trợ cho hoạt động marketing chung thì cần bảo đảm tính nhất quán– các yếu tố trong chiến lược marketing, ví dụ như chiến lược định vị phải phù hợp với chiến lược chung.

Các chiến thuật marketing Online

Về cơ bản, các chiến thuật marketing mà bạn áp dụng trên Internet tương tự như các chiến thuật truyền thống nhưng theo cách khác. Trên Internet, khách hàng có cơ hội tốt hơn để kiểm tra các đặc điểm kỹ thuật chi tiết của sản phẩm cũng như so sánh giá cả. Tùy vào chiến lược của bạn, cũng có thể nghĩ tới việc cung cấp cho khách hàng sản phẩm với các mức giá có thể mặc cả. Có rất nhiều lựa chọn các công cụ tương tác để thu hút khách hàng như các banner tương tác cho phép khách hàng nhấn chuột vào để xem chi tiết hơn, cung cấp thông tin có ích hấp dẫn người xem tới trang web của bạn... Tuy nhiên, đối với việc giao hàng, về cơ bản bạn vẫn phải giao hàng trực tiếp, trừ các sản phẩm đặc biệt có thể số hóa như âm nhạc, sách, phần mềm hoặc ảnh số.

Do tính vô hình của hoạt động kinh doanh trên Internet nên những chiến lược để phục vụ như con người, quy trình và chứng cứ hữu hình có vai trò rất quan trọng để xây dựng lòng tin. Bạn có thể sử dụng các ý kiến bình luận hoặc xếp hạng của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ, mô tả cách thức cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng và sự hiện diện thực tế của doanh nghiệp như văn phòng hoặc cửa hàng để hỗ trợ thông tin về sản phẩm/dịch vụ.

thực hiện kế hoạch marketing online

Thực hiện kế hoạch marketing online

Bạn cũng phải lập kế hoạch thực hiện trong đó nêu rõ ai làm gì và khi nào. Ví dụ, nếu bạn thuê người xây dựng trang web, bạn phải giám sát họ chặt chẽ và bảo đảm thời hạn. Sau cùng phải đánh giá kết quả bạn đã đạt được so với mục tiêu.

- Bộ nhận diện thương hiệu Online, E-Profile, E-Catalogue
- SEO (Nâng cao thứ hạng tìm kiếm, Ad words Google, Ranking Alexa, hay Google Analytics....)
- Quảng cáo trực tuyến (Tư vấn xây dựng chiến dịch quảng cáo):
  • Các loại hình quảng cáo trực tuyến cơ bản như: Banner, Rich Media, Bài viết PR, từ khóa ...
  • Nội dung quảng cáo: Nội dung banner quảng cáo, nội dung các bài viết PR ...
  • Vị trí đặt quảng cáo, giá cả và các phương thức thanh toán ...
  • PR thương hiệu
  • Thông cáo báo chí, bài PR, copy write Slogan
- Events online:
  • Xây dựng events online, xây dựng cộng đồng, Club, quản lý thành viên
  • Kết nối với event của site khác hoặc offline
- Thủ thuật Marketing Internet khác:
  • E-mail khách hàng
  • Dịch vụ hỗ trợ và tư vấn khách hàng
  • Thủ thuật đặt link liên kết trong website hay bài viết
  • Tham gia hệ thống mạng cộng đồng
  • Tích hợp Marketing online và offline
- Bảo vệ hình ảnh doanh nghiệp trên Internet.
Chúc các bạn thành công với Cách lập kế hoạch marketing online tổng thể !
 »
 »

5 gợi ý để viết Email Marketing thành công

5 gợi ý để viết Email Marketing thành công
SEO, SMS & Email Marketing là ba khái niệm “tội nghiệp” nhất trong Online Marketing, vì sao?. Vì nó không được dùng đúng mục đích, toàn bị lạm dụng và luôn bị người dùng có cái nhìn tiêu cực. Trong bài “Mẹo hay để viết Email Marketing thành công” chúng tôi đưa ra những phương pháp để khách hàng có cái nhìn tích cực nhất cho Email Marketing.

mẹo hay để viết email marketing thành công
Mẹo hay để viết Email Marketing thành công

Bạn vẫn thường thấy trên một website nào đó vài cái pop-up mời chào kiểu “Hãy click vào đây để nhận được quà đặc biệt qua email”. Khách hàng thường liệt những email chào mời kiểu đó vào hàng spam chính hiệu. Không ai muốn email của họ lọt vào danh sách đối tượng tiềm năng để các công ty thả sức spam.

Nếu bạn muốn thông tin và sản phẩm dịch vụ của công ty mình đến tay khách hàng, hãy làm cho họ tin tưởng rằng họ đang được tôn trọng. Để gửi Newsletter hoặc email marketing thành công, bạn có thể tham khảo gợi ý cho từng bước dưới đây.

5 gợi ý để viết Email Marketing thành công

5 gợi ý để viết email marketing thành công

Lựa chọn tựa đề (subject). Tựa đề mang tính chất thông tin trực tiếp hay gián tiếp đều phải nghiêm túc, ngắn gọn. Tránh sử dụng từ ngữ hay biểu tượng kiểu “free”.

Nội dung đầy đủ thông tin, hình ảnh phù hợp. Thường thì các doanh nghiệp, khi nhận được email marketing thường dị ứng với những thông tin kèm hình ảnh màu mè, trình bày phức tạp. Nên nhớ rằng, thông tin càng dễ hiểu bao nhiêu thì khách hàng càng tiến gần đến bạn bấy nhiêu. Tuy nhiên, đơn giản nhưng không phải là sơ sài.

Email cùng nội dung chỉ gửi duy nhất một lần. Những thông tin bổ ích từ email marketing hoặc newsletter của bạn sẽ chỉ được khách hàng mở ra và đọc khi họ cảm thấy không phiền phức. Chỉ cần nhìn thấy 2 email mới với cùng một tựa đề xuất hiện trong Inbox, họ sẽ xóa ngay lập tức mà không cần biết trong đó bạn thông tin cho họ những gì. Nếu danh sách khách hàng muốn nhận cùng một thông tin quá dài, bạn hãy gõ địa chỉ email khách hàng vào phần “BCC” và chắc chắn rằng các địa chỉ email đó không bị trùng lặp.
Khuyến khích khách hàng đăng ký địa chỉ email của họ vào danh sách lọc spam. Các ISP (nhà cung cấp dịch vụ Internet) như AOL hay EarthLink cho phép người dùng đăng ký địa chỉ email của họ vào danh sách trắng (white lists). Danh sách những địa chỉ email đặc biệt này sẽ được các ISP lọc spam. Vì thế, cách tốt nhất khiến khách hàng vào tham quan website của bạn quyết định đăng ký nhân thư là chỉ cho họ cách để họ thêm địa chỉ email vào danh sách đó. Dù bạn đang nóng lòng quảng bá thương hiệu hay quảng cáo sản phẩm, dịch vụ, đừng quên bắt đầu làm hài lòng khách hàng của mình từ chính những cách thức tiếp xúc đầu tiên ấy.

Chữ ký. Trình bày chữ ký chuyên nghiệp cũng là một cách tự nâng cao mình và công ty của mình. Hơn thế nữa, khi khách hàng nhìn thấy thông tin về bạn, họ sẽ yên tâm hơn khi liên hệ.

Bài tham khảo thêm về Email Marketing


Truyền thông qua mạng xã hội là nhân tố quan trọng của digital marketing năm 2013

Truyền thông qua mạng xã hội là nhân tố quan trọng của digital marketing năm 2013
Sau một thời gian khảo sát, ngày hôm qua GlobalWebIndex công bố kết quả liên quan đến lượng người sử dụng mạng xã hội trên toàn cầu. Theo kết quả công bố thì Mạng xã hội Facebook vẫn chiếm lĩnh vị trí đầu đạt 1 tỷ người dùng và đây là các con số thống kê ấn tượng về Facebook.
  • Đã có 1,18 nghìn tỷ lượt "like".
  • 140,4 tỷ kết nối bạn bè.
  • 219 tỷ bức ảnh được chia sẻ.
  • 17 tỷ địa điểm được đánh dấu.
  • 62,6 nghìn bài hát được tổng cộng 22 tỷ lượt nghe.
Độ tuổi trung bình của người sử dụng Facebook là 22 tuổi. Khi Facebook đạt mốc 500 triệu người dùng, độ tuổi này là 23. Facebook cũng có hơn 600 triệu người dùng qua thiết bị di động, tăng 48 triệu so với con số 552 triệu vào tháng 6.

Vươn lên chiếm lĩnh vị trí thứ hai là Google + với 343 triệu người dùng đứng thứ 3 là Youtube và thứ tư là Twitter. Một loạt các mạng xã hội từ Trung Quốc như Qzone, Sina Weibo, Tencent, Youku, Tudou lần lượt đứng các vị trí từ 5 đến 9.
kết quả khảo sát mạng xã hội năm 2013
Kết quả khảo sát Mạng Xã Hội

Đồng thời, chứng kiến sự ra đi của nhiều tờ báo in trên thế giới như The Newyork Times, Financial Times, Deutschland, Newsweek…

Truyền thông qua mạng xã hội là nhân tố quan trọng của digital marketing năm 2013

Rõ ràng, không thể phủ nhận sự thật hiển nhiên rằng, cả thế giới đang nhanh chóng chuyển mình sang thời đại số hóa, hay còn được gọi là “true native digital”. Thời đại mà con người tiếp xúc, tiêu thụ nội dung số ngày càng nhiều hơn. Bởi vậy, với các doanh nghiệp, việc ứng dụng Digital Marketing ngày càng quan trọng để có thể tiếp cận với đối tượng khách hàng mục tiêu.

Có lẽ bởi vậy, đơn giản khi các công cụ kỹ thuật số được chấp nhận như một phần nghiễm nhiên trong cuộc sống của con người thì Digital Marketing sẽ có một vai trò quan trọng hơn trong các chiến dịch Marketing của doanh nghiệp.
digital marketing truyền thông qua mạng xã hội
Năm 2013, theo các nghiên cứu mới đây, của các tổ chức đều khẳng định Digital Marketing có một mức ảnh lớn đến các ngành hàng, thậm chí là thay đổi bộ mặt của ngành bán lẻ toàn cầu.

Một nghiên cứu trong vòng 2 tháng gần đây của IAB- Cục Quảng Cáo Tương Tác Mỹ đã đưa ra nhận định rằng Digital Marketing, mà cụ thể là truyền thông mạng xã hội sẽ có ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng.

Cuộc nghiên cứu, đã thực hiện trên 800 cuộc phỏng vấn trực tiếp, thu được hơn 4500 bản khảo sát từ các trang truyền thông mạng xã hội suốt 2 tháng qua. Một điểm đáng lưu ý là: Nghiên cứu này tập trung nhiều vào ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) -Một ngành hàng trước đây được cho rằng ít chịu ảnh hưởng của Digital Marketing.

Kết quả cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng cứ 4 trong 5 khách hàng sẽ có thiên hướng mua hàng sau khi khám phá về thương hiệu trên mạng xã hội, với hơn 83% người cảm thấy hài lòng khi dùng thử sản phẩm, và khoảng 90% khách hàng sẽ chia sẻ về thương hiệu sau khi tương tác với thương hiệu đó trên mạng xã hội. Kết luận là: Truyền thông trên mạng xã hội có thể góp phần điểu chỉnh tỷ lệ hoàn vốn (ROI) bằng cách tăng cảm xúc thương hiệu, khuyến khích sự gắn kết cũng như tăng sự trung thành với thương hiệu.

Theo ông Kristin Brewe, Giám đốc Truyền thông và Tiếp Thị của IBA cho biết: “Nghiên cứu của IAB chỉ ra rằng, khi một nhãn hàng cố gắng tạo ra một sự kết nối cảm xúc sâu hơn với khách hàng, thì rõ ràng, mạng xã hội là một kênh thiết yếu cho nhãn hàng. Đây không phải là một kết luận ngạc nhiên, bởi mạng xã hội là kênh duy nhất cho phép người tiêu dùng và nhãn hàng tương tác và gắn kết 2 chiều một cách tức thì, khiến cho mối liên kết này trở nên vững chắc hơn.”; Đồng thời, ông Ian Ralph, giám đốc Hội Khoa Học Marketing, người tiến hành cuộc nghiên cứu này đã cho biết thêm: “Rõ ràng, Mạng xã hội có tiềm năng biến khách hàng thương hiệu thành fan hâm mộ của thương hiệu” , ông cũng khẳng định thêm: “Bằng cách làm mọi người yêu, chứ không chỉ thích thú với thương hiệu, chúng ta đang tác động đến nhu cầu mua hàng trong tương lai và góp phần tăng doanh số bán hàng

Trong một nghiên cứu khác mới đây của Exact Taget cũng đã cho rằng các thiết bị số đã tạo ra cuộc cách mạng trong quyết định mua hàng của ngành hàng bán lẻ toàn cầu, hơn 90% khách hàng tin vào các ý kiến đánh giá trên mạng về sản phẩm, và 18% khách hàng ít nhất bị ảnh hưởng bởi một mẩu quảng cáo online trong vòng 12 tháng trở lại đây…

Riêng Việt Nam, cũng không phải là một ngoại lệ, cùng với xu hướng phát triển của Digital Marketing trên khắp thế giới thì những agency chuyên về Digital Marketing mọc nên như nấm, và đã đang phần nào chứng minh được sức mạnh của nó.

Mới đây, ngày 5/7, một chuyên gia marketing có tiếng trong ngành đã đưa ra khẳng định hùng hồn của anh trên blog cá nhân rằng: “Digital không còn là một ngành, mà là một kiến thức cơ bản cho tất cả những ai đang làm kinh doanh, tiếp thị, quảng cáo trong một thế giới mà digital đã là một phần của cuộc sống

digital marketing truyền thông qua mạng xã hội năm 2013

Vậy phải chăng Digital Marketing sẽ sớm trở thành kiến thức cơ bản, mà ai cũng phải “biết đọc, biết viết”, ví như tin học ngày nay, ai cũng phải biết Word, Powerpoint?

Ngoài lý do là các thiết bị kỹ thuật số (Digital) đang nghiễm nhiên là một phần cuộc sống thì còn các lý do khác cũng đang góp phần khiến Digital Marketing ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong năm 2013 và những năm tới như: Sự bùng nổ của Big Data - Giúp nhãn hàng có thể kiểm soát được chính xác hành vi của khách hàng, tăng đến hơn 60% lợi nhuận; Sự tiện lợi, nhanh chóng, và tính đo kiểm chính xác của các công cụ Digital Marketing cũng như sự phát triển của thương mại điện tử,… Và đặc biệt sự ra đời, và phát triển nhanh chóng của Mobile Marketing, các nền tảng Mạng xã hội cũng đang làm thay đổi bộ mặt ngành Digital Marketing.

Nếu như Digital Marketing đang ngày càng đóng một vai trò quan trọng như vậy, thì các doanh nghiệp, hay cá nhân các marketer cũng nên làm mới mình để sẵn sàng nắm bắt cơ hội này.

Đọc thêm về Truyền thông qua mạng xã hội


Hướng dẫn tạo website bằng Google Sites miễn phí

Hướng dẫn tạo website bằng Google Sites miễn phí
Việc thiết kế một trang web là một công việc mà mọi người dùng Internet hiện nay đều muốn thực hiện. Tuy nhiên, không phải người nào cũng có điều kiện trải qua các khóa học lập trình web nên công việc ấy tưởng chừng "vô vọng" đối với những bạn không chuyên. Nhưng hiện nay có thể nói việc thiết kế website là một việc làm khá dễ dàng đối với mọi người vì Google cung cấp một dịch vụ miễn phí. Google Sites sẽ giúp cho các bạn sinh viên, các tập thể và thậm chí là các trẻ em nhanh chóng Thiết kế website cho cá nhân cho mình với những hình ảnh, bài viết khá phong phú.

Google sites là một công cụ tuyệt với để tạo ra một Website. Với khả năng 100% miến phí, hỗ trợ tới 100MB, cùng với việc hỗ trợ SEO khá tốt, các công cụ tích hợp rất mạnh... nên sau khi sử dụng tôi đã hoàn toàn bị chinh phục bởi khả năng của nó.

Hướng dẫn tạo website bằng Google Sites miễn phí

Tổng quan về Google Sites 

Google Sites là ứng dụng trực tuyến giúp tạo trang web nhóm dễ dàng như chỉnh sửa tài liệu. Với Google Sites, bạn có thể thu thập nhanh chóng nhiều loại thông tin trong cùng một vị trí. Bao gồm video, lịch, bản trình bày, tệp đính kèm và văn bản, đồng thời dễ dàng chia sẻ những thông tin này để xem hoặc chỉnh sửa với nhóm nhỏ, toàn bộ tổ chức hoặc với mọi người.

Các tính năng chính của Google Sites:
  • Tùy chỉnh giao diện của trang web cho nhóm của bạn hoặc giao diện của dự án.
  • Tạo trang phụ mới bằng cách nhấp vào nút
  • Chọn các loại trang khác nhau, chẳng hạn như trang web, thông báo, trang tổng quan và danh sách
  • Tập trung thông tin được chia sẻ: Nhúng nội dung đa phương tiện (video, tài liệu, bảng tính, bản trình bày, trình chiếu ảnh Picasa, tiện ích iGoogle) vào bất kỳ trang nào và tải lên tệp đính kèm.
  • Quản lý cài đặt cấp phép để đặt trang web của bạn ở chế độ riêng tư hoặc mọi người có thể chỉnh sửa và xem được tùy theo bạn muốn. Chỉ những người dùng được bạn mời vào miền làm cộng tác viên mới có thể tạo trang web cho miền của bạn.
  • Tìm kiếm trong nội dung của bạn trên Google Sites bằng công nghệ tìm kiếm của Google.

Hướng dẫn tạo website bằng Google Sites miễn phí

Tuy nhiên, Google mang đến cho bạn tiện ích Sites giúp bạn tạo ra các trang web cá nhân miễn phí tồn tại mãi với tài khoản Gmail của bạn. Bài viết dưới đây hướng dẫn bạn cách tạo một trang web miễn phí với dịch vụ Sites của Google.

Đăng ký website với Google Sites

Đầu tiên, các bạn truy cập vào: http://sites.google.com. Kế đến, cần nhập vào địa chỉ email và mật khẩu, nếu chưa có địa chỉ email của google thì các bạn hãy đăng kí tại http://mail.google.com (quá trình đăng kí đơn giản và miễn phí), rồi nhấn nút Create site ở cửa sổ kế tiếp. Trong cửa sổ Create new site, các bạn cần điền đầy đủ các thông tin: đặt tên trang web của bạn (Site name), mô tả trang web (Site description); chọn chủ đề (Site theme), có thể nhấn More themes để tìm thấy các giao diện khác; nhập mã số hiển thị (Please type the code shown), cuối cùng nhấn nút Create site để hoàn tất và bước vào việc thiết kế một trang web của riêng bạn trên Google Sites.

Đăng ký website với Google Sites

Thiết kế web với Google Sites

Sau khi đăng kí tài khoản xong, các bạn sẽ bước vào giao diện thiết kế sẽ thấy các công cụ cho việc xây dựng trang web.

Bước 1: Ở trang đầu tiên, các bạn nhấn nút Edit page (hình chiếc bút chì ở góc trên bên phải) để thiết kế trang chủ. Công cụ này có cửa sổ giống như Word nên rất thuận lợi cho các bạn, gồm có các tính năng như Insert (chèn hình ảnh, link, liên kết với các dịch vụ khác của Google: Google Document; Google Video;....và YouTube), Format (gõ chỉ số trên, dưới, canh lề,...), Table (chèn bảng), Layout (bố trí trang web thành 01 hoặc 02 cột). Đặc biệt, tính năng HTML sẽ giúp cho các bạn có hiểu biết về ngôn ngữ này có thể dễ dàng kiểm tra, chỉnh sửa, thêm bớt các hiệu ứng cho web mà Google Sites không cung cấp sẵn.


Sau khi đã hoàn thành xong nội dung, các bạn hãy nhấn nút Save để lưu lại.

Bước 2: Kế tiếp, các bạn cần bổ xung thêm hình nền, logo, chỉnh sửa thanh Sidebar,... ở góc trên bên phải click vào Thêm chọn Quản lý trang web.

Thiết kế website miễn phí từ Google Sites 01   Thiết kế website miễn phí từ Google Sites 02
Trong cửa sổ hiện ra, các bạn sẽ thấy các thẻ chính như: Tài liệu đính kèm, Bố cục trang web, Màu và phông chữ, Chủ đề ...

Bố cục website

Đầu trang: các bạn nhấn nút Thay đổi biểu trưng để thay đổi logo cho trang web của mình. Trong cửa sổ Định cấu hình biểu trưng trang web, các bạn hãy chọn Biểu trưng tùy chỉnh và nhấn nút Browse để duyệt đến logo cần chèn trên máy hoặc có thể không chọn logo bằng cách chọn vào Không có biểu trưng nào.

Thay đổi bố cục trang: tại đây các bạn có thể thay đổi độ rộng cho trang web, tùy chọn thanh điều hướng...

Thiết kế website miễn phí từ Google Sites 03

Theo mặc định thì Google sites sẽ cung cấp thanh bên và thanh điều hướng ngang, để sử dụng thanh điều hướng ngang các bạn vào Thay đổi bố cục trang web tích chọn vào mục Thanh điều hướng ngang

Để tạo menu dọc (menu trên thanh bên) các bạn click vào chỉnh sửa tại ô điều hướng ở thanh bên và tiến hành thêm các menu mà bạn muốn, tương tự menu ngang (menu trên thanh điều hướng ngang).

Thiết kế website miễn phí từ Google Sites 04
- Màu và phông chữ (Colors and Fonts): Thẻ này sẽ giúp các bạn thay đổi màu, hình nền cho web, tiêu đề (Header), từng trang (Page), Sidebar. Đối với việc chèn hình nền cho đối tượng thì cần nhấn Browse để duyệt đến bức ảnh và cần chờ một khoảng thời gian để Upload lên máy chủ.

- Chủ đề (Themes): Nếu cảm thấy không vừa lòng với giao diện web đã chọn ban đầu lúc đăng kí tài khoản thì có thể chọn lại tại đây (gồm có 24 themes). Mỗi thay đổi, các bạn cần nhấn Save changes để lưu lại trước khi quay trở ra trang web (Return to site).

Bước 3: Sau khi đã thiết kế trang đầu tiên, các bạn cần phải tạo ra các trang thứ 2, 3,... Để thực hiện việc này, các bạn nhấn nút Create new page rồi chọn một trong 5 dạng: Web page, Dashboard, Announcements, File Cabinet, List, rồi đặt tên cho trang mới (Name) và chọn nơi đặt trang: đặt ở đầu trang (Put page at the top level), đặt bên dưới trang chủ (Put page under "tên trang chủ"). Cuối cùng nhấn Create page để tạo ra trang mới và mọi công việc thiết kế cũng sẽ sử dụng các tính năng nêu trên.

Thiết kế nội dung trang chủ Google Sites của bạn

Bạn hãy nhấn chuột lên nút Edit page, khi đó – bạn hãy thay đổi chữ Home sang tên trang web của mình (trong ví dụ này là ADC Việt Nam). Để thay đổi font chữ, bạn quét chọn các chữ rồi nhấn chuột lên nút Normal và chọn dạng font mình thích. Để thay đổi kích thước chữ, bạn nhấn chuột lên nút 10 pt và chọn kích thước chữ mình thích. Để im đậm, in nghiên, gạch chân – bạn quét chọn chữ rồi nhấn chuột lên các nút chữ B, chữ I hoặc chữ U tương ứng.

Để thay đổi màu sắc cho chữ, bạn cũng quét chọn chữ rồi nhấn chuột lên nút chữ A sau đó tìm đến màu sắc mình muốn. Tính năng tương tự trong nút giúp bạn tô màu nền cho chữ. Các nút và giúp bạn canh lề cho chữ trong khung của trang web. Khung bên dưới, bạn hãy viết đôi lời giới thiệu về trang web, hoặc các cảm nhận, suy nghĩ của mình sao cho thật ấn tượng để khiến bất kì ai ghé thăm cũng dừng lại để “ngó nghiêng” đôi chút. Sau khi đã thiết kế xong trang chủ, bạn nhấn nút Save để lưu lại chọn lựa.

Tạo thêm trang phụ trong trang Google Sites của bạn

Một trang web phong phú phải là một trang web có nhiều trang bên trong với mỗi trang là một nội dung khác nhau. Muốn tạo ra một trang web mới, bạn nhấn chuột lên nút Create new page rồi trong dòng Select a template to use, bạn hãy đánh chọn mục Web Page và điền tiếp địa chỉ cho trang web mới ấy.

Bạn nên đặt theo tên tiêu đề của trang web mới bằng tiếng Việt để Google tạo lấy luôn tiêu đề ấy làm tiêu đề cho trang web mới. Riêng phần địa chỉ thì bạn an tâm, Google sẽ chuyển địa chỉ tiêu đề (bằng tiếng Việt ấy) ra tiếng Việt không dấu và tạo địa chỉ cho trang web bằng chính tiêu đề đó. Chẳng hạn, bạn muốn tạo ra một trang web mới có tiêu đề “Thiết kế website” thì trong khung Name – bạn hãy viết là “Thiết kế website”.

Lúc ấy, Google tạo cho bạn một địa chỉ cho trang web này theo dạng site/tên trang chủ/tên trang phụ , chẳng hạn trong trường hợp này sẽ là site/adcvietnam/thiet-ke-website. Nếu muốn nó nằm cùng vị trí với trang chủ thì bạn đánh chọn mục Put page at the top level hoặc đánh chọn Put page under … thì Google sẽ đặt trang phụ này nằm phía sau một đường link trong trang chủ. Bây giờ, bạn nhấn nút Create Page để tạo trang web phụ mới.

Bằng cách này, bạn hãy tạo ra thật nhiều trang web phụ với thật nhiều nội dung để trang web của mình hấp dẫn hơn. Để chỉnh sửa nội dung trang web mới tạo, bạn qua mục Recent site activity rồi nhấn chọn lên trang web ấy và làm như trên để chỉnh sửa nội dung, hình thức cho phù hợp với ý thích của mình.

Đưa thêm các file media vào trong Google Sites

Khi bạn thiết kế một trang web, bạn nên đưa thêm các file media vào bên trong để trang web của bạn trông đẹp, hấp dẫn và ấn tượng hơn. Để đưa hình ảnh vào trong trang web, bạn nhấn chọn lên mục Insert > Image. Trong pop-up hiện ra, nếu bức hình của bạn nằm trong trang web thì bạn đánh chọn mục Uploaded Image, nhấn nút Browse rồi tìm đến file kia, nhấn Open > Add Image để đưa nó lên web.

Để tinh chỉnh cho file ảnh, bạn hãy nhấn chọn lên nó, lúc ấy một thanh công cụ hiện ra, dòng Align giúp để canh trái – phải – giữa cho file ảnh bằng cách nhấn chuột lên các chữ L – C – R. Trong dòng Size, bạn có thể chọn phóng to thu nhỏ hình bằng cách nhấn chọn lên các chữ S (small) – M (medium) – L (large) – Original (giữ nguyên kích thước hình). Nếu muốn loại bỏ hình, bạn nhấn chuột lên liên kết Remove là xong.

Để đưa thêm các video, bạn hãy vào Insert > Video rồi chọn Google Video hoặc YouTube. Khi có pop-up hiện ra, bạn chỉ đơn giản điền địa chỉ của file video vào trong khung Paste the URL of your YouTube video, sau đó trong khung Include title – bạn hãy điền tên của Video hoặc tên cho chú thích của Video vào đó, nhấn Save để lưu lại chọn lựa. Sau đó, trong mục Align, bạn nhấn chuột lên các chữ L – C – R để canh trái, giữa hoặc phải.

Khi một file media đã được đưa vào trang web trước đó và bạn muốn chỉnh sửa lại thì bạn chỉ việc nhấn chuột lên nó rồi chọn Properties là xong.

Di chuyển nhanh trong trang web

Nếu trang web của bạn dài, hay có nhiều đề mục, hoặc đơn giản là bạn muốn lập một mục lục trong trong web của bạn để nó trông có vẻ ngăn nắp và hệ thống, chứng tỏ người làm ra trang web làm việc rất có khoa học và logic. Lúc đó bạn cần có công cụ giúp bạn “nhảy” thẳng từ vị trí mục lục đến vị trí nội dung tương ứng trong trang web. Ví dụ, mục lục trang web của bạn liệt kê.

01- Giới thiệu
02- Người chủ quản
03- ……….
10- Kết luận.

Và bạn muốn khi người đọc nhấn chuột vào 10- Kết luận thì ngay lập tức họ sẽ được di chuyển ngay đến nội dung tương ứng trong trang đó thay vì phải mậ́t công rê chuột. Thủ thuật này khá hay nhưng thực hiện cũng không đơn giản vì bạn phải chú ý đến từng câu chữ trong trang web đó. Có rất ít trang web các nhân không chuyên có được hiệu ứng này và vì thế nếu bạn tạo được nó trong trang web thì sẽ không gì tuyệt hơn. Tuy nhiên, như đã nói, để có được hiệu ứng “pro” này thì bạn phải bỏ ra một chút công sức.

- Bước 1: trước tiên bạn hãy xây dựng đầy đủ nội dung, mục lục cho trang web.

- Bước 2: bạn tô khối từng đề mục trong mục lục theo ví dụ ở trên. Chẳng hạn bạn tô chọn phần 01- Giới thiệu rồi vào Insert > Link. Trong pop-up hiện ra, bạn hãy chuyển qua thẻ Web address.

Bây giờ, bạn hãy điền địa chỉ của trang web (lấy trong khung Adress ở phía trên) vào trong mục Link to this URL sau đó thêm mã #1 vào phía sau. Chẳng hạn trong ví dụ ở trên, địa chỉ của trang web là trong thanh Adress là (site.google/site/thiet-ke-web), thì trong khung Link to this URL bạn cũng điền là (site.google/site/thiet-ke-web) rồi thêm mã #1 thì sẽ được link mới là (site.google/site/thiet-ke-web#1). Cuối cùng bạn nhấn OK để hoàn tất việc đặt link mới cho mục lục.

- Bước 3: bạn làm tương tự cho các mục lục còn lại và thay mã #1 thành các mã với con số thứ tự tiếp theo là #2, #3, #4, #5,… Như vậy, bằng cách này, có bao nhiêu phần trong mục lục thì bạn chỉ việc thay nó bằng con số thứ tự tương ứng là xong.

- Bước 4: Bạn quay xuống các tiêu đề của nội dung có bên dưới trang web, xác định vị trí các tiêu đề này rồi nhấn chuột lên nút HTML ở góc trên bên tay phải “Ở đây bạn phải phân biệt tiêu đề trong mục lục với tiêu đề của nội dung, tiêu đề trong mục lục không có nội dung gì bên dưới (đơn thuần là một cái mục lục mà thôi), còn tiêu đề của nội dung thì bên dưới nó luôn có một đoạn văn miêu tả cho tiêu đề đó”.

- Bước 5: thêm mã cho các link trong tiêu đề của nội dung. Đây là bước quan trọng nhất, trước tiên bạn tìm đến tiêu đề của nội dung. Chẳng hạn theo ví dụ ở trên, thì bạn tìm đến dòng có chữ là tiêu đề của nội dung 01- Giới thiệu, sau đó điền đoạn mã <a name=”số thứ tự“>tên tiêu đề</a> kẹp lấy tiêu đề đó. Như vậy, với 01- Giới thiệu bạn sẽ có lệnh mới là <a name=”1″>01- Giới thiệu</a>. Với 02- Người chủ quản, bạn có lệnh là <a name=”2″>02- Người chủ quản </a>, hoặc với 10- Kết luận, bạn có lệnh là <a name=”10″>10- Kết luận</a>. Cứ như vậy, bạn hãy thêm mã “nhảy” cho các tiêu đề trong nội dung trang web.

- Bước 6: sau khi mọi thứ đã xong, bạn nhấn Update để đưa kết quả lên web. Bây giờ, khi ai đó nhấn chuột lên mục lục thì họ sẽ được chuyển ngay đến nội dung tương ứng ở bên dưới. Bằng cách này, với một trang web dài, bạn sẽ giúp người sử dụng dễ dàng tìm đến những phần mình quan tâm một cách nhanh nhất.

Chúc các bạn thành công với Hướng dẫn cách tạo website miễn phí từ Google Sites !

Hạ đối thủ bằng trò bẩn trên Google

Hạ đối thủ bằng trò bẩn trên Google
Trong thời buổi cạnh tranh công nghệ hiện nay SEO vô tình trở thành thứ vũ khí tối thượng của những doanh nhân mưu mô, lắm chiêu trò và họ sẵn sàng chơi xấu đối thủ bằng những "trò bẩn" trên Google. 
Xem thêm.
>> Mẫu thiết kế website khách sạn đẹp
>> Mẫu thiết kế website du lịch đẹp

>> Công ty thiết kế website

hạ đối thủ bằng trò bẩn trên google

Lên Google tìm "gà", ra kết quả "vịt"

Tại Việt Nam, Google vẫn đang là công cụ tìm kiếm được người Việt dùng truy cập thường xuyên nhất và đa số các mục tìm kiếm đều tham khảo gợi ý từ công cụ này.

Một chủ doanh nghiệp cho biết: "Từ khi biết đến SEO, tôi đã tập trung từ việc điều chỉnh hệ thống cho đến các dịch vụ SEO mất tiền để người dùng biết đến thương hiệu nhiều hơn. Tính riêng hàng tháng, chi phí SEO xấp xỉ 50% chi phí truyền thông". Và cũng từ đây, cuộc chiến giữa các doanh nghiệp trên công cụ tìm kiếm bắt đầu.

Anh Ngô Thanh Hải, giám đốc công ty chuyên về SEO chia sẻ: "Hãy thử tưởng tượng, bạn trả tiền và tối ưu hệ thống cho các từ khoá "hot" để định hướng khách hàng tiềm năng tìm kiếm trên Google về website của mình, nhưng đối thủ cạnh tranh cũng làm như vậy với mức độ cao hơn, như vậy chắc chắn sẽ xảy ra cuộc chiến.

Phổ biến nhất trên hệ tìm kiếm Google chính là dịch vụ Google Adwords với phương thức trả phí cho mỗi từ khoá được tìm kiếm và đương nhiên từ khoá nào càng "hot" bạn sẽ phải trả nhiều tiền thì website doanh nghiệp có liên quan sẽ hiển thị ngay trên trang kết quả đầu tiên, ở vị trí dễ nhìn nhất. Tuy nhiên, trong cuộc đua từ khoá này, không phải doanh nghiệp nào cũng "sạch sẽ" khi mua những từ khoá đặc thù liên quan về mình mà thậm chí là cả những từ khoá... của đối thủ.

Lấy ví dụ khi người dùng tìm kiếm từ khoá "Tiger Airways" - vốn là hãng hàng không giá rẻ của Singapore thì kết quả đầu tiên nhận được lại không phải thương hiệu này mà lại của một hãng hàng không cạnh tranh tới từ... Malaysia.

hạ đối thủ bằng trò bẩn trên google 01
Thử tìm với từ khoá Tiger Airways, kết quả dòng đầu tiên lại ra hãng hàng không đối thủ

Để "đổi trắng thay đen" kết quả được như vậy, anh Ngô Thanh Hải cho biết: "Với mỗi từ khoá như thế này, đa phần là doanh nghiệp tìm cạnh tranh bằng... tiền, tức là chấp nhận trả khoản phí cao cho từ khoá để `chặn họng` đối thủ cùng lĩnh vực. Google Adwords không có mức giá cụ thể nhưng chi phí dịch vụ cho các từ khoá dạng này chắc chắn không rẻ, thậm chí cả vài chục triệu mỗi tháng".

Không chỉ các đại gia "chơi xấu nhau" bằng SEO, các doanh nghiệp Việt vừa và nhỏ cũng dần tỏ độ chịu chơi trong cuộc chiến thương hiệu trên Internet bằng những chiêu bài tương tự.

Một chủ doanh nghiệp tiết lộ: "Có những công ty thậm chí thuê cả hacker để sửa nội dung trên trang chủ website đối phương với tiêu đề là những từ khoá có lợi cho mình để khi Google hay công cụ tìm kiếm quét vào mã HTML sẽ ra kết quả về website của họ. Việc làm này về cơ bản là phạm luật và có thể truy tố, nhưng thường thì rất khó để phát hiện hoặc chưa kịp phát hiện thì hacker đã thay đổi thông số lại như cũ, sau khi SEO thành công".

Ngoài ra, việc trả tiền từ khoá để cạnh tranh trên bảng xếp hạng tìm kiếm như Air Asia đang làm cũng khá phổ biến với các doanh nghiệp Việt "ma giáo" về công nghệ. Hiện một nhãn hiệu thời trang đầm bầu có tiếng tại Việt Nam cũng đang sử dụng Google Adwords như một cuộc cạnh tranh trên "chiến trường" Internet. Khi thử gõ từ khoá "đầm bầu A" hay "A đầm bầu" với A là thương hiệu đối thủ, mọi kết quả ưu tiên đều trỏ về thương hiệu B - vốn tham gia trả phí cho Google Adwords.

Đó là những trường hợp điển hình về từ khoá và độ nhận diện thương hiệu. Trong những "cuộc chiến SEO" ngầm khác, nhiều doanh nghiệp thậm chí thuê mướn các nhân công làm tay SEO, tham gia vào các diễn đàn, website nội dung cho phép phản hồi của đối thủ để...spam bài viết cùng chữ ký là các từ khoá liên quan đến website mình.

Phạm luật nhưng chưa xử lý được

Theo Điều 40, Luật Cạnh tranh về Chỉ dẫn gây nhầm lẫn có quy định: "1. Cấm doanh nghiệp sử dụng chỉ dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn về tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lý và các yếu tố khác theo quy định của Chính phủ để làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh; 2. Cấm kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn quy định tại khoản 1 Điều này".

Tuy nhiên, trên phương diện thương mại điện tử, điều luật này cũng chưa quy định rõ ràng về các hình thức cạnh tranh bằng từ khoá. Anh Lương Khắc Toàn, luật sư tại văn phòng luật thương mại cho biết: "Thực tế thì để khép việc cạnh tranh trên Google hay các công cụ tìm kiếm vào các điều khoản trong Luật cạnh tranh là rất khó vì chưa có những quy định rõ ràng và chế tài cụ thể để xử phạt các hành vi kiểu này. Ngoài ra, việc Google hay các tổ chức kinh doanh tìm kiếm được coi là một loại hình dịch vụ, mà đã là dịch vụ thì đương nhiên ai trả phí cao, không vi phạm hợp đồng đã ký kết với công ty cung cấp dịch vụ là đều có thể sử dụng".
Vậy là, cuộc chiến SEO ngày một trở nên nóng bỏng hơn bao giờ hết. Khi mà nền thương mại và tri thức sử dụng CNTT ngày một nâng cao, lượng khách hàng từ kênh trực tuyến sẽ là những nguồn doanh thu đầy tiềm năng.

Chị Bích Hằng, quản lý một website thương mại điện tử cho biết: "Mình làm ăn ngay thẳng chứ chẳng thể "bẩn" như các đơn vị khác để cạnh tranh về SEO. Cứ đường đường chính chính mà làm thương hiệu cho chính mình thì mới tốt được chứ làm chụp giật, thiếu lành mạnh thì chắc chắn chẳng tồn tại được lâu".

[Phim ma hài] Qũy Cũng Phãi Động Lòng full thuyết minh

[Phim ma hài] Qũy Cũng Phãi Động Lòng full thuyết minh

[Phim kinh dị hài hước Hong Kong] - Qũy Cũng Phãi Động Lòng

Macy và Bibi là 2 trong số những người mẫu trẻ đồng ý tham gia 1 hợp đồng quảng cáo có tên "Tuổi Trẻ và Cái Chết", đạo diễn yêu cầu sẽ quay hình tại ngôi nhà tổ tiên của ông chủ King, nằm ở hòn đảo có tên là East Dragon. Các cô gái trẻ quá mải mê quay hình và tổ chức tiệc tùng mà đâu biết rằng đang có một mối nguy hiểm rình rập quanh họ...

Ông cố nội của gia đình sếp King là 1 ma cà rồng khát máu, hiện đang được giam giữ trên hòn đảo, chính sự huyên náo của các nàng đã làm con ma tỉnh giấc mà đi kiếm ăn.

Từ 3 người bị cắn và biến thành ma cà rồng, lần lượt số ma cà rồng trên hòn đảo tăng lên. Liệu các cô gái trẻ có tìm được đường thoát thân khi bị săn đuổi bởi những con ma cà rồng trên 1 hòn đảo cách biệt với bên ngoài. Là phim kinh dị nhưng được pha trộn các tình huống hài hước đặc trưng của đạo diễn Chien cùng các bóng hồng quyến rũ chắc chắn sẽ lôi cuốn được nhiều khán giả.

Ông cố nội của gia đình sếp King là 1 ma cà rồng khát máu, hiện đang được giam giữ trên hòn đảo, chính sự huyên náo của các nàng đã làm con ma tỉnh giấc mà đi kiếm ăn.

Từ 3 người bị cắn và biến thành ma cà rồng, lần lượt số ma cà rồng trên hòn đảo tăng lên. Liệu các cô gái trẻ có tìm được đường thoát thân khi bị săn đuổi bởi những con ma cà rồng trên 1 hòn đảo cách biệt với bên ngoài. Là phim kinh dị nhưng được pha trộn các tình huống hài hước đặc trưng của đạo diễn Chien cùng các bóng hồng quyến rũ chắc chắn sẽ lôi cuốn được nhiều khán giả.

>>
>>
>>

Lòng tin của khách hàng đến từ đâu?

Lòng tin của khách hàng đến từ đâu?
Lòng tin của khách hàng vào thương hiệu được xây dựng qua năm tháng và trải qua những giai đoạn như nghe và nhìn (Awareness) rồi đến liên tưởng (Association), thử (Trial) và cuối cùng là trung thành (Loyalty).
Xem thêm.
>> Mẫu thiết kế website khách sạn đẹp
>> Mẫu thiết kế website du lịch đẹp

Lòng tin của khách hàng đến từ đâu?

Lòng tin của khách hàng đến từ đâu?

Danh tiếng của doanh nghiệp được xây dựng trong cả một quá trình nhưng có thể bị đánh mất chỉ trong một giờ nếu lòng tin vào doanh nghiệp đó bị phá hủy. Một công ty sữa lớn nhất nhì Trung Quốc như Sanlu (Tam Lộc), chỉ trong vòng 3 tháng đã phá sản và các lãnh đạo lao đao vì tù tội cũng chỉ vì lòng tin của người tiêu dùng vào công ty không còn nữa sau khủng hoảng melamine. Một công ty dược được niêm yết trên thị trường với chiến dịch truyền thông rầm rộ là tập đoàn dược phẩm lớn, có liên doanh liên kết với nước ngoài nhưng khi người lãnh đạo tự đánh mất lòng tin của mình vào cổ đông vì hành vi thao túng chứng khoán thì ngay lập tức cổ phiếu của công ty xuống giá không phanh và việc phá sản đã được tiên báo trước. Như vậy, lòng tin có thể được xây dựng trong nhiều năm nhưng có thể sẽ bị phá hủy trong vài giờ và đã được đúc kết trong câu "Một lần bất tín, vạn lần bất tin".

Niềm tin của doanh nghiệp được xây dựng trên nền tảng chính là:
  • Lòng tin của nhân viên và cổ đông ban lãnh đạo
  • Lòng tin của khách hàng các thương hiệu của công ty.

Lãnh đạo tạo lòng tin

Ban lãnh đạo hay đối với một vài công ty là người đứng đầu là người có trách nhiệm phải xây dựng lòng tin của mình đối với toàn thể nhân viên và các cổ đông. Mỗi hành động hay phát ngôn trước công chúng của người lãnh đạo phải được xem xét cẩn trọng vì chỉ một chút sơ suất cũng dẫn đến những rủi do không đáng có.
Steve Jobs của Apple nổi tiếng trong giới công nghệ trong việc xây dựng lòng tin trước công chúng, mỗi lần ông xuất hiện đều được chuẩn bị kỹ lưỡng kịch bản và ông truyền tải thông điệp hết sức cô đọng và logic. Ông đã tạo lòng tin cho tất cả nhân viên của mình rằng họ là một phần để làm những việc có thể thay đổi thế giới bằng câu nói nổi tiếng "Bạn có muốn dành hết phần còn lại của đời mình để đi bán nước đường, hay bạn muốn có cơ hội để thay đổi thế giới?”.

Là lãnh đạo của một công ty công nghệ sáng tạo nhất thế giới, để thuyết phục được toàn bộ các nhân viên và các cổ đông là các sáng tạo đó sẽ mang lại thành công, Steve đã tạo ra một lòng tin tưởng tuyệt đối của tất cả các bộ phận vào chiến lược của Apple và đã tạo ra những sản phẩm sáng tạo đáng mong đợi nhất, đưa Apple trở thành công ty công nghệ có vốn hóa lớn nhất thế giới.

Một ví dụ gần gũi hơn thường được nhắc đến là bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc của Vinamilk, thương hiệu đầu tiên của Việt Nam lọt vào top 200 doanh nghiệp xuất sắc nhất châu Á do Forbes bình chọn. Trong cơn bão khủng khoảng melamine, chính bà là người đã đứng ra truyền thông và tạo dựng lòng tin cho hàng triệu người tiêu dùng Việt Nam rằng các sản phẩm của Vinamilk hoàn toàn không chứa melamine. Khi một người lãnh đạo cấp cao nhất của một thương hiệu uy tín đã đích thân truyền đi thông điệp sẽ tạo một niềm tin mạnh mẽ từ khách hàng và từ đó họ thêm tin tưởng và tiếp tục ủng hộ Vinamilk.

Vậy các lãnh đạo tạo lòng tin bằng những gì? Đó chính là Tâm và Tầm. Trước hết họ phải có trình độ để đủ tầm lãnh đạo doanh nghiệp phát triển bền vững. Giỏi không chưa đủ, họ phải có tâm và tâm ở đây chính là nhân cách sống. Làm sao để nhân viên tôn trọng về cách hành xử, cách điều hành và tựu chung lại là nhân cách sống đáng trân trọng.

Khi một lãnh đạo của các tập đoàn lớn như HP liên quan đến bê bối tình ái với nhân viên cấp dưới thì ngay lập tức uy tín của tập đoàn bị ảnh hưởng và người lãnh đạo đó ngay lập tức bị cách chức vì nhân cách sống không phù hợp, ảnh hưởng tới lòng tin của cổ đông và nhân viên vào công ty. Việc xây dựng lòng tin cũng phải được thực hiện theo hệ thống từ trên xuống dưới. Những lãnh đạo cấp trung của công ty cũng đóng vai trò rất quan trọng vì nếu không tạo dựng được lòng tin với cấp dưới của mình, họ cũng sớm muộn gì bị đào thải ra khỏi hệ thống công ty.

Lời hứa thương hiệu từ những điều nhỏ nhặt

Trong xây dựng thương hiệu, lòng tin của khách hàng vào thương hiệu cũng được xây dựng qua năm tháng. Họ sẽ trải qua những giai đoạn như nghe và nhìn (Awareness) rồi đến liên tưởng (Association), thử (Trial) và trung thành (Loyalty).

Giống như bạn tạo dựng lòng tin của chính mình với mọi người xung quanh, đầu tiên bạn phải hiện diện để mọi người biết bạn, nhìn thấy bạn, nói chuyện với họ và dần dần họ thấy quý mến và tin tưởng bạn. Một thương hiệu cũng như vậy, cần luôn trung thành với tính cách thương hiệu và truyền thông tính cách đó một cách nhất quán từ thời kỳ này qua thời kỳ khác. Nếu Apple "Nghĩ khác" (Think Different - Slogan nổi tiếng của Apple) thì họ phải luôn tạo ra những sản phẩm sáng tạo nhất, đột phá nhất. Nếu Vinamilk vì một "Niềm tin Việt Nam" thì các sản phẩm phải theo dinh dưỡng đặc thù của người Việt, nếu Prudential "Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu" thì phải có những chính sách về tài chính, bảo hiểm phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.

Lòng tin vào một thương hiệu được bắt đầu từ một thành tố rất quan trọng trong tài sản thương hiệu, đó chính là “Lời hứa thương hiệu” (Brand Promise). Nếu một thương hiệu đưa ra một cam kết (lời hứa) thì phải thực hiện được lời hứa đó tại mọi thời điểm. Ví dụ như KFC đưa ra cam kết là bạn sẽ có bữa ăn trong vòng 30 phút kể từ khi nhận được yêu cầu đặt hàng trong bán kính 5 km từ tiệm gà rán này thì họ sẽ bằng mọi cách để giao bữa ăn cho bạn trong thời gian đó. Nếu chậm hơn, họ sẽ miễn phí bữa ăn cho bạn. Lòng tin vào thương hiệu được xây dựng từ những điều nhỏ nhặt nhưng rất quan trọng, do vậy, nếu thương hiệu của bạn đã hứa điều gì hãy đừng để mất lòng tin chỉ vì bạn không thực hiện lời hứa đó.

Khoảng vài năm trước đây, Yahoo cho đóng cửa trang blog Yahoo 360 của họ và mời gọi mọi người chuyển blog sang trang mới Yahoo Plus, trước đó thì họ cũng đóng cửa trang Geocity của họ, kết quả là những người dùng trực tuyến dần mất lòng tin vào Yahoo vì những blog (cũng là tài sản) của họ trên mạng coi như bị mất hết khi Yahoo không giữ lời hứa của mình.

Và một thực tế là Yahoo ngày càng mất khách hàng vì họ đã chuyển sang làm bạn với Facebook hay Google. Chỉ một lần thôi, thương hiệu không giữ được lời hứa thì lòng tin về thương hiệu đó cũng biến mất và một tương lai tồi tệ đã được dự báo trước cho thương hiệu đó.

Tóm lại, ban lãnh đạo với tầm nhìn chiến lược, hành xử công bằng và chuẩn mực giúp tạo dựng lòng tin cho toàn bộ nhân viên, cổ đông và các đối tác làm nền tảng để thương hiệu thực hiện “lời hứa thương hiệu” với khách hàng. Nếu trong nội bộ mà mất đi lòng tin thì không thể tạo dựng được sự tín nhiệm từ các khách hàng bên ngoài. Nhiệm vụ của ban lãnh đạo là phải xây dựng được lòng tin trong mỗi nhân viên vào chiến lược và mục tiêu mà công ty đang hướng tới để với lòng tin đó, mỗi nhân viên có động lực tạo ra các sản phẩm, dịch vụ hoàn hảo giúp nâng cao danh tiếng của doanh nghiệp.

Trong kinh doanh cũng như trong cuộc sống, câu châm ngôn “một lần bất tín, vạn lần bất tin” như vẫn giữ nguyên giá trị như một kim chỉ nam cho việc tạo dựng danh tiếng của bất cứ doanh nghiệp hay thương hiệu nào.
Lòng tin của khách hàng đến từ đâu 01
Bài "Lòng tin của khách hàng đến từ đâu?"
Theo Công ty thiết kế website ADC

Nguyên tắc thương hiệu là lời hứa

Nguyên tắc thương hiệu là lời hứa
lời hứa thương hiệu là gì?

Lời hứa thương hiệu là gì?

Lời hứa thương hiệu (Brand promise) là những gì mà công ty hứa hẹn với khách hàng về sản phẩm hay dịch vụ mà họ sẽ mang đến cho khách hàng. Lời hứa này sẽ được truyền tải bằng nhiều phương tiện truyền thông khác nhau.

Lời hứa thương hiệu rất quan trọng vì nó sẽ tạo ra niềm mong đợi ở khách hàng. Nếu một công ty thức ăn nhanh hứa là mọi khách hàng sẽ được phục vụ ngay sau khi đặt hàng 3 phút thì sẽ tạo nên sự mong đợi của khách hàng rằng họ sẽ được phục vụ trong vòng 3 phút. Chính vì mức độ quan trọng của lời hứa thương hiệu nên việc hứa hẹn phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi xin giới thiệu đến nguyên tắc đầu tiên đó là “thương hiệu là lời hứa”.

Nguyên tắc thương hiệu là lời hứa

Điều này nghe có vẻ lạ nhưng phần lớn các công ty thực sự không biết họ hứa hẹn gì với khách hàng. Đó là lý do tại sao họ không có thương hiệu mạnh.

Khi nhắc đến từ “thương hiệu” người ta thường hình dung ra một công ty nổi tiếng có tên tuổi. Đó là lý do tại sao khách hàng thường xuyên nhắc đến những cái tên như Target, Rolex, Apple, BMW… những hãng sản xuất đã gây dựng được một hình ảnh riêng thành công tuyệt vời và gắn liền với hình ảnh ấy.

Người mua biết họ trông đợi gì từ các hãng này và miễn là các hãng này đáp ứng được mong muốn của khách hàng thì họ sẽ in đậm được thương hiệu của mình trong tâm trí người tiêu dùng. Điều này rất đơn giản miễn là bạn luôn tâm niệm 2 nguyên tắc sau:
nguyên tắc thương hiệu là lời hứa

Nguyên tắc 1. Biết mình hứa gì

Điều này nghe có vẻ lạ nhưng phần lớn các công ty thực sự không biết họ hứa hẹn gì với khách hàng. Đó là lý do tại sao họ không có thương hiệu mạnh. Họ có thể có những tuyên bố về nhiệm vụ của mình và ra rả nói với khách hàng nên mua hàng hóa của họ vì chất lượng hay dịch vụ nhưng đó chỉ là những lời nói dông dài. Một số công ty muốn giữ chân khách hàng đã cố gắng đưa ra những phương án cạnh tranh về giá cả, chất lượng và dịch vụ… điều này đôi khi cũng phản tác dụng.

Bạn hãy dành thời gian để viết ra từ 2 đến 3 câu (hoặc có thể nhiều hơn nếu bạn có hứng) về chính xác những gì thương hiệu của bạn hứa hẹn. Chủ yếu tập trung vào 3 khía cạnh: chất lượng, dịch vụ và giá cả.

Nguyên tắc 2. Không bao giờ phá vỡ nguyên tắc thứ nhất

Một khi bạn đã hứa chắc chắn thì hãy chắc rằng mọi hoạt động của công ty bạn phải chiếu theo lời hứa đó. Hãng Coke đã thành công khi phát triển một số loại sản phẩm mở rộng nhãn hiệu như: Diet Coke, Cherry Coke nhưng họ đã hoàn toàn mất nhãn hiệu khi giới thiệu NEW Coke. Khách hàng tin tưởng ở Coke, nhận ra Coke và đó là một phần câu chuyện của họ. New Coke bị coi là nhãn hiệu phản bội lại nhãn hiệu ban đầu. Ngay lập tức trong đầu khách hàng xuất hiện câu hỏi: Điều gì đã xảy ra với Coke “ngày xưa”?.

Công ty Ford đã đưa ra được một lời hứa thật tuyệt vời, vì lời hứa này vừa có thể khuyến khích mọi người hay sử dụng dịch vụ vừa có thể tạo dựng nên một sự mong đợi từ khách hàng không quá cao để công ty không thể thực hiện được.

Khách sạn Marriott là một trường hợp điển hình khác trong việc đưa ra những lời hứa hiệu quả. Họ đã hứa rằng “Việc đợi để đăng ký phòng là một trong những hoạt động kém năng suất nhất trong cuộc sống, chính vì vậy nên các hoạt động này đã bị loại bỏ”. Marriott chỉ muốn hứa với khách hàng là họ sẽ nhận được phòng ngay lập tức mà không phải chờ đợi, và một điều sâu xa hơn mà Marriott muốn nhắn nhủ đến khách hàng là “chúng tôi luôn hoàn thiện để có thể cung ứng những dịch vụ tốt cho bạn, ngay những điều nhỏ nhất mà mọi khách sạn khác không hề quan tâm như thời gian đợi đăng ký phòng cũng sẽ bị loại bỏ vì chúng tôi thấy rằng bạn không có lý do gì để phí phạm thời gian của chính mình”.

Ngân hàng New York là một trường hợp khác. Họ hứa với khách hàng là “bạn sẽ nhận được tiền trước khi nhận được phiếu vay,  60 phút để giải quyết việc vay mượn là thời gian ngắn nhất hiện nay, chúng tôi đã làm được điều mà ngân hàng nào cũng thấy quá khó.”

Đó là lý do cho ta thấy tầm quan trọng của việc tìm hiểu tại sao khách hàng lại mua sản phẩm và tin tưởng vào công ty chúng ta.

Hiểu được lời hứa của mình mà giữ lời hứa đó, rất đơn giản phải không?. Sẽ còn một con đường dài phía trước để công ty của bạn tạo ra được sự cộng hưởng lâu dài và gắn bó sâu sắc với khách hàng. Và đó là một lời hứa.

Bài "Lời hứa thương hiệu"
 Công ty thiết kế website theo Brand promise