Chia sẻ kinh nghiệm tự động đăng bài hàng loạt lên nhiều mạng xã hội

Tự động đăng bài với ifttt.com


Bạn chán nản với việc mỗi ngày cứ phải viết bài trên website, rồi phải share lại trên fanpage, g+, twitter,… Nói chung công việc thì đơn giản, nhưng làm nhiều sẽ nản, to tay, không có thời gian mà sáng tạo. 
 
Mình xin gửi tới mọi người hướng dẫn sử dụng công cụ tự động đăng bài với ifttt.com.

Bước 1: Đăng ký tài khoản – sử dụng email có quyền quản lý blogger, fanpage, twitter...

Bước 2:  vào mục https://ifttt.com/channels để active các kênh mình đang quản lý và có ý định đăng bài tự động lên đó.

Ví dụ ở đây mình muốn đăng tất cả các bài trên blogger của mình lên fanpage.
Active bloger:
Tự Động Đăng Bài Với ifttt.com

Sau khi active thành công thì nó như này:

Tiếp tục active chanels facebook, ở đây mình chọn là fanpage facebook.

Bước 3: Tạo recipes

Cách hoạt động của ifttt.com là: Nếu ở kênh A có nội dung gì, thì đăng lên kênh B. Có nhiều loại lựa chọn, ở đây mình chỉ nói đến facebook nhé.
-         Creat a status message: Đăng 1 post mới.
-         Creat a link post: Chia sẻ link bài viết
-         Upload photo from url: Up ảnh lên fanpage.
Giờ ta cùng thực hiện tạo recipes: Bài viết được đăng trên blogger thì tự động đăng lên fanpage.
https://ifttt.com/myrecipes/personal/new
 
Chọn kênh đầu tiên là blogger.
  

Lựa chọn loại bài sẽ đăng, nên chọn new post labeled, đăng bài theo nhãn sẽ dễ quản lý hơn, và thuận lợi cho việc viết status ở phần dưới.

Điền label mà bạn định đăng bài, lưu ý tên label ở phần này phải khớp với label mà bạn gán cho các bài viết trong blogger.

Chọn kênh facebook pages.

 
Lựa chọn cách thức đăng bài, tùy theo mục đích của mình. Ở đây mình thường chọn create a link post, vì nhu cầu chỉ để chia sẻ link và viết 1 status hài hước nào đó giới thiệu về bài viết. 
 
Nếu chọn Creat a status message thì link chia sẻ thường bị rút gọn thành link của ifttt.com => ko nên.
 
Chọn upload a photo from url ai thích có thể thử nghiệm.
 

Phần này ta cần chú ý:
Link url – để mặc định.
Message: Điền nội dung bạn muốn giới thiệu khi có bài post được đăng lên.
 
Vì nó là nội dung cố định nên bạn cần viết sao cho tất cả các bài đăng trong cùng 1 nhãn có thể sử dụng 1 câu giới thiệu duy nhất(lý do chọn đăng bài theo lable ở trên). Tùy biến ở đây có thể click vào cái màu xanh(add ingredient). Chọn thêm PostTitle, Lables, để chèn tự động vào message cho linh hoạt.

Hoàn thành: click create recipe. Ở đây mình chọn, nếu 1 bài trên blogger thuộc nhãn soi-cau thì sẽ được chia sẻ lên fanpage của mình.
 
xoso.homnay24h.com

Kết quả đạt được

Tạo thêm nhiều recipe 1 cách linh hoạt, bạn có thể chỉ cần đăng bài 1 nơi, các kênh khác đã có ifttt.com lo.

Nhược điểm: Mỗi tài khoản chỉ được 1 kênh, ví dụ mình sở hữu 5 page thì chỉ đăng bài lên được 1 page active, muốn đăng cái khác phải active lại.

Để khắc phục thì bạn tạo ra nhiều tài khoản ifttt.com, mỗi tài khoản link đến 1 kênh B, còn kênh A thì tất cả đều kết nối tới nó. 
 
Ví dụ bạn có 10 tài khoản, kết nối tới 1 blogger. Tạo recipe để đăng bài lên hàng loạt fanpage, twitter,…Chỉ cần tài khoản up bài lên blogger, các kênh B kia sẽ đăng lên đồng loạt.

Chúc cả nhà bớt quay tay, vận may luôn tới.

Bài "Tự động đăng bài với ifttt.com"
Theo danghonglam.com

Thay đổi của Google sẽ khiến hàng triệu doanh nghiệp điêu đứng

Thay đổi của Google sẽ khiến hàng triệu doanh nghiệp điêu đứng

Ngày 21/4 tới, Google sẽ tung ra một bản cập nhất lớn mảng tìm kiếm trên di động của mình. Trong đó, thuật toán sẽ thay đổi để thứ tự hiển thị kết quả tìm kiếm của người dùng trên điện thoại và máy tính bảng.


Thuật toán này sẽ bắt đầu ưu tiên những website “thân thiện với môi trường di động” (các website có phông chữ lớn, dễ ấn vào link, được điều chỉnh để vừa cỡ với màn hinh di động). Những website này sẽ được ưu tiên vị trí cao hơn trong kết quả tìm kiếm. Những website kém “thân thiện” sẽ bị đẩy xuống.

Hiện 60% lượng traffic đến từ nền tảng di động và Google muốn người dùng được trải nghiệm tốt hơn khi họ nhấn vào bất cứ đường link nào trên điện thoại của mình.

Hãng tìm kiếm lớn nhất thế giới đã công bố sự thay đổi này từ hồi tháng 2 để các nhà quản trị web có 2 tháng và nhiều thông tin cần thiết để chuyển đổi trang web của mình. Mặc dù vậy, bản cập nhật này dự kiến vẫn sẽ “lập lại trật tự” kết quả tìm kiếm trên Google.

“Nó được đặt với biệt danh “Ngày phán xét” của Mobile bởi ảnh hưởng nó mang lại tới hàng triệu website. Thậm chí có nhiều website vẫn không biết về nó” Itai Sadan, CEO của một công ty chuyên thiết kế website Duda cho biết.

Theo Itai, những người chịu ảnh hưởng nhất sau ngày 21/4 là những DN nhỏ ít chịu sửa đổi. Các DN này hẳn sẽ rất ngach nhiên khi thấy lượng người truy cập vào website của mình giảm mạnh. Chẳng hạn, những quán cà phê muốn những người dùng bản địa tìm ra mình, sẽ nhanh chóng nhận thấy những ảnh hưởng nặng nề.

Google trước đây luôn coi nội dung là vua. Nhưng điều này đang thay đổi. Quan điểm của họ bây giờ đó là: “Nội dung vẫn là rất quan trọng, nhưng trải nghiệm của người dùng cũng quan trọng không kém. Bạn không thể chỉ cung cấp nội dung chính xác, nội dung của bạn còn phải dễ đọc”, Itai nhận định.

Không phải chỉ có những DN nhỏ mới chịu ảnh hưởng của thuật toán mới này. Nếu nhìn vào website của một số thương hiệu lớn như American Apparel, Daily Mail, Ryanair, có thể dám chắc họ cũng sẽ bị ảnh hưởng, trừ khi họ tiến hành cập nhật website của mình trước thứ 3 này.

Bài "Thay đổi của Google sẽ khiến hàng triệu doanh nghiệp điêu đứng"
Trang Lam cafebiz
Theo Trí Thức Trẻ/BI

7 bước SEO website lên Top Google

Quy trình SEO website là tất cả các bước để đưa 1 website lên top. Trong bài viết này các bạn sẽ được tìm hiểu về quy trình SEO website chuyên nghiệp trong 7 bước bao gồm: 

- Bước 1: Phân tích từ khóa, lựa chọn landing page. 
- Bước 2: Kiểm tra, phân tích website. 
- Bước 3: Tối ưu hóa onpage. 
- Bước 4: Khai báo website. 
- Bước 5: Xây dựng nội dung. 
- Bước 6: Xây dựng backlink. 
- Bước 7: Kiểm tra, phân tích kết quả. 

Quy Trình SEO website lên Top Google

1. Phân tích từ khóa 
Phân tích từ khóa là bước đầu tiên và quan trọng trong SEO. Một chiến dịch SEO sẽ hoàn toàn thất bại và không mang lại hiệu quả nếu như lựa chọn sai từ khóa. Các từ khóa dài, sát nghĩa với sản phẩm dịch vụ đang kinh doanh với mức độ cạnh tranh thấp và tỷ lệ chuyển đổi cao đang là ưu tiên số 1 hiện nay. Bạn có thể sử dụng 2 công cụ Google keywords planner và Google Trends để phân tích và lựa chọn cho mình bộ từ khóa mang lại hiệu quả cao nhất. 
2. Kiểm tra, phân tích trang web. 
Kiểm tra website giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về trang web, từ đó định hướng được các công việc cần thực hiện và lên được kế hoạch Seo cho trang web. 
Các yếu tố cần kiểm tra bao gồm: 
- Kiểm tra về mức độ tối ưu hóa onpage (Sử dụng công cụ Seoquake). 
- Kiểm tra nội dung trang web, cấu trúc liên kết nội bộ. 
- Kiểm tra về hệ thống backlink (Sử dụng 2 công cụ open site explorer và ahrefs) 
- Kiểm tra về tốc độ tải trang. 
- Kiểm tra thứ hạng từ khóa trên các công cụ tìm kiếm (Sử dụng công cụ small seo tools) 
- Kiểm tra về code, mã nguồn của trang. 
- Kiểm tra các chỉ số về index, PR, DA, PA, tuổi đời tên miền… 
3. Tối ưu onpage cho trang web. 
Tối ưu hóa onpage là công việc giúp cho website trở nên thân thiện hơn với các công cụ tìm kiếm. Các công việc bao gồm: 
- Tối ưu hóa các thẻ tiêu đề, mô tả. 
- Tối ưu các thẻ Heading. 
- Tối ưu hóa hình ảnh. 
- Tối ưu hóa đường dẫn. 
- Tối ưu tốc độ tải trang. 
- Tạo sitemap cho website. 
- Cấu hình Google author ship. 
- Tạo file robots.txt. 
- Cấu hình Geo meta tags, đưa doanh nghiệp lên bản đồ google để phục vụ 1 chiến dịch Seo Local. 
4. Khai báo website. 
Khai báo website bao gồm các công việc sau: 
- Khai báo website lên Google. 
- Khai báo website lên Bing. 
- Cài đặt Google Analytics. 
- Ping website. 
5. Xây dựng nội dung cho website. 
 Nội dung là yếu tố quan trọng và chiếm trọng số điểm quan trọng nhất trong việc xếp hạng trang web của Google. Công việc xây dựng nội dung bao gồm: Viết nội dung mới chất lượng; chỉnh sửa xóa bỏ các viết kém chất lượng trong trang web; tối ưu liên kết nội bộ, hình ảnh cho các bài viết… 
6. Xây dựng backlink 
Bước số 6 trong quy trình Seo đó là xây dựng backlink. Backlink là yếu tố quan trọng số 2 sau nội dung. Backlink chính là những phiếu bầu giúp cho các công cụ tìm kiếm hiểu được sự hữu ích và xếp hàng cho trang web của bạn. 
7. Kiểm tra, theo dõi, đánh giá và duy trì công việc. 
Lên kế hoạch theo dõi trang web sẽ giúp bạn nắm được tiến độ của dự án SEO, các lỗi xảy ra trong quá trình thực hiện từ đó đưa ra phương án và biện pháp khắc phục hiệu quả nhất. 
Các yếu tố cần theo dõi gồm: 
- Theo dõi về tiến độ phát triển từ khóa. 
- Theo dõi số lượng truy cập vào website. 
- Theo dõi về biểu đồ tăng trưởng backlink. 
- Theo dõi các lỗi xảy ra trong quá trình thực hiện. 
(*) Lưu ý: Duy trì các công việc thường xuyên và đều đặn.

Video hướng dẫn SEO 7 bước lên Top Google




Bài "7 bước SEO website lên Top Google"
Theo Xahoithongtin.com.vn