Tối ưu trang đích - phần 1

Trong thời đại Marketing ngày nay, bài toán tối ưu hóa ROI trở nên quan trọng hơn bao giờ hết đối với mỗi doanh nghiệp. Vậy chúng ta nên bắt đầu tư đâu? làm thế nào để tăng ROI? Làm thế nào để chiến dịch của chúng ta mạng lại hiệu quả?
 


Nhiều doanh nghiệp Việt Nam tích cực dồn ngân sách cho những kênh Digital nhưng họ lại quên đi ngôi nhà của chính mình, dù khách hàng của bạn có ở đâu, có đi đâu họ cũng sẽ trở về ngôi nhà của bạn. Nếu như ví Homepage là ngôi nhà của doanh nghiệp có lẽ Landing Page sẽ là cánh cửa của ngôi nhà ấy.

Một trong các bước chuẩn bị quan trọng trước khi triển khai chiến dịch quảng bá trên các kênh truyền thông là xây dựng trang đích (còn gọi là Landing Page) – cung cấp các thông tin liên quan tới chiến dịch quảng cáo của bạn và thúc đẩy hành động chuyển đổi của khách hàng. Ngay cả trong khi triển khai chiến dịch, doanh nghiệp của bạn cũng cần có bước khảo sát và đánh giá hiệu quả thường xuyên để tìm ra một trang đích tối ưu hóa nhất cho từng chiến dịch cụ thể.

Vậy Landing Page khác với HomePage như thế nào? Tại sao chúng ta cần Tối ưu hóa trang đích (Landing Page) trong chiến dịch Digial Marketing? Câu trả lời sẽ được hé mở phẩn nào qua bài viết về Tối ưu hóa trang đích (Landing Page Optimization) mà chúng tôi muốn chia sẻ cùng các bạn.


Đầu tiên cần hiểu đúng landingpage là gì? Khi search từ khóa landingpage, anh bạn “Gúc Gồ” sẽ trả về cho bạn hàng nghìn hàng vạn định nghĩa. Bạn lạc trong mê cung, không biết đâu đúng, đâu sai. Theo chúng tôi, để định nghĩa một landingpage, cần xét trên 4 yếu tố:

- Là một trang đơn
- Là một trang dẫn giới thiệu sản phẩm
- Là trang dẫn lấy thông tin người dùng và được liên kết tới trang chính
- Được liên kết với hoạt động quảng cáo online hoặc kết quả SEO

Nếu so sánh homepage và một landingpage bạn có thể thấy được sự cần thiết của landingpage với sự thành công của chiến dịch:



- Trang homepage được design với một mục tiêu khá rộng. Nó không chỉ chứa đựng thông tin về sản phẩm của bạn mà cần nói lên thương hiệu và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Còn hoạt động mua hàng sẽ được dẫn link điều hướng sang các trang khác.

- Còn trang landingpage được design với một mục tiêu duy nhất và mục tiêu này là bán hàng.

- Đã bao giờ các bạn suy nghĩ về việc điều hướng khách hàng càng nhiều thì tỷ lệ chuyển đổi càng thấp? Càng nhiều thao tác, càng nhiều bước, mong muốn mua hàng của khách hàng càng giảm. Ví dụ nhé là một khách hàng, còn gì tuyệt vời hơn, tôi nhận được quảng cáo về một sản phẩm yêu thích của mình và tôi có được tất cả thông tin, có thể mua hàng ngay chỉ qua 1 click duy nhất.

Các yếu tố tạo thành công cho chiến dịch marketing của mình ngay trên Landingpage:



- Thấu hiểu thị trường và người tiêu dùng: yếu tố đầu tiên trong bất kỳ chiến dịch marketing nào. Dù bạn đã phải nghe điều này đến mức nhàm chán, nhưng chúng tôi vẫn phải nhắc lại một lần nữa. Thấu hiểu thị trường , thương trường là chiến trường. Nếu bạn không biết thị trường đang cần gì, đối thủ bạn là ai, họ đang làm gì thì thất bại ngay từ bước đầu. Thử tưởng tượng mà xem, bạn tung ra một trang landingpage, chạy quảng cáo, dồn visit với mong ước doanh số của mình sẽ tăng không ngừng nhưng rồi bạn mới phát hiện landingpage của minh giống hệt với đối thủ cạnh tranh. Và còn tồi tệ hơn nữa là trang của họ còn tối ưu hơn của bạn. Thấu hiểu khách hàng để biết họ cần gì, họ tiếp nhận thông tin ra sao. Bạn bán mỹ phẩm dành cho các cô nàng tuổi teen nhưng toàn bộ thiết kế của bạn, toàn bộ cách viết của bạn là dành cho các nàng “lady” có tuổi. Chắc hẳn bạn cũng tưởng tượng ra kết quả của chiến dịch rồi chứ.

- Xác định rõ mục tiêu của bạn: bạn nên chia ra làm 2 mục tiêu cụ thể mục tiêu kết nối cộng đồng, mục tiêu kinh doanh. Với mỗi mục tiêu khác nhau, các giai đoạn khác nhau của chiến dịch mà thiết kế và cách vận hành của landing page sẽ thay đổi.

- Call – to – action (CTA) là một trong những yếu tố quan trọng nhất trên trang của bạn. Đây là điểm kết thúc chuỗi hoạt động tương tác của khách hàng và là cơ hội cuối để chuyển đổi khách hàng. Yếu tố Call - to

- action gồm 3 phần: nội dung kêu gọi, vị trí đặt ( đầu trang, đường giới hạn trang, cuối trang), thiết kế của nút CAT. Mỗi phần lại có cách tối ưu riêng. Chúng tôi xin trình bày rõ hơn ở các phần sau.

- Chu trình kiểm tra, đo lường, chỉnh sửa...

Tối ưu hai yếu tố CAT, tối ưu quy trình hoạt động chúng tôi xin được tiếp tục trình bày ở phần 2. Các bạn cùng đón chờ nhé.

Bài "Tối ưu trang đích - phần 1"
Tác giả: MT team + Nguyễn Thảo – Maxxus Digital Agency

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »

EmoticonEmoticon

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.