Cách
đây 20 năm, vào ngày 03/12/1992, tin nhắn SMS đầu tiên với nội dung
“Merry Christmas” được gửi đi bởi một kỹ sư trẻ người Anh. Một năm sau,
Nokia 9000 ra đời cho phép người dùng duyệt web trên di động. Đến năm
1997, tin nhắn quảng cáo đầu tiên được gửi đi đánh đấu sự xuất hiện của
quảng cáo trên di động. Quảng cáo tin nhắn SMS từ đó phát triển và nở rộ
khắp thế giới.
Năm 2000, banner quảng cáo đầu tiên xuất
hiện trên mobile web. Nhưng do sự hạn chế về tính năng của điện thoại
di động lúc bấy giờ, tốc độ truy cập Internet thấp và sự lạm dụng tin
nhắn quảng cáo (spam) nên suốt một thời gian dài quảng cáo trên di động
được biết như là quảng cáo tin nhắn. Ngày nay, sự phát triển của hệ
thống thông tin di động (3G, 4G) và điện thoại thông minh đã tạo cuộc
cách mạng.
Doanh thu quảng cáo Internet và Mobile toàn cầu 2008 – 2012 (2012 ước tính)
Nguồn: IAB, Gartner & PWC
Năm 2011, doanh thu quảng cáo di động toàn cầu đạt 5.3 tỷ dolla Mỹ (IAB report). Năm 2012 ước tính đạt 9.8 tỷ dolla, dự báo 2016 đạt 24 tỷ dolla (Garnter report). Tăng trưởng trung bình 61%/năm trong giai đoạn 2008 – 2016, tăng trưởng nhanh gấp 4 lần quảng cáo Internet (bao gồm quảng cáo PC và Mobile) và 16 lần tốc độ tăng trưởng doanh thu quảng cáo chung (online và offline) trong cùng giai đoạn. Doanh thu quảng cáo trên di động cũng ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu quảng cáo Internet. Năm 2011, chiếm 5.9% tổng doanh thu quảng cáo Internet. Ước tính 9.3% trong năm 2012 và đạt 12.7% vào năm 2016.
Vậy quảng cáo trên di động là gì?
Trước tiên, cần nhận thấy rằng quảng cáo
chỉ là một phần trong các hoạt động marketing. Trên cả hai phương tiện
truyền thông truyền thống và phương tiện mới, điều này cũng luôn luôn
đúng. Theo Hiệp hội Mobile Marketing (MMA), “Mobile marketing là một tập
hợp các hoạt động của tổ chức nhằm giao tiếp và thu hút khách hàng mục
tiêu bằng các cách thức thích đáng và tương tác thông qua các thiết bị
hay mạng lưới di động”. Các hoạt động này được thực hiện thông quan các
công cụ:
- Tin nhắn (SMS)
- Tin nhắn đa phương tiện (MMS)
- USSD (Unstructured Supplementary Services Data): một công nghệ đặc biệt dành cho mạng GSM nhằm hỗ trợ truyền thông tin qua các kênh báo hiệu của mạng GSM. USSD cung cấp khả năng truyền thông dựa trên phiên (session-based) tạo điềukiện cho một loạt các ứng dụng).
- Bluetooth, Wireless và Hồng ngoại
- Mobile Internet và Mạng xã hội
- Ứng dụng di động
Cũng theo MMA, Mobile Advertising là hoạt động truyền tải thông điệp tiếp thị hay quảng cáo đến khách hàng mục tiêu qua các thiết bị cầm tay. Khái niệm rộng lớn này bao hàm việc quảng cáo được gửi đến laptops, điện thoại, máy tính bảng, thiết bị nghe nhạc và các loại thiết bị di động khác. Các loại thiết bị này điều có ý nghĩa với sự phát triển của loại hình quảng cáo trên di động. Tuy nhiên, người ta thấy rằng điện thoại di động mới là thiết bị đóng vai trò quan trọng, có tiềm năng tạo ra cuộc cách mạng quảng cáo.
Tại một số quốc gia, dạng quảng cáo phổ biến nhất hiện nay là Mobile Web Banner (đầu trang), Mobile Web Poster (cuối trang) và Full-screen interstitial (quảng cáo hiển thị toàn màn hình khi người dùng rời một trang để truy cập một trang khác).
Tại một số quốc gia khác, dạng quảng cáo phổ biến hơn cả là SMS. Ngoài
những dạng quảng cáo trên còn có MMS Ads, Mobile Gaming Ads, Mobile Apps
Ads, Mobile Video Ads và Search Ads.
Phân loại quảng cáo trên di động như thế nào?
1. Dựa trên cách thức quảng cáo tiếp cận người dùng, mạng quảng cáo Admob đã tách mobile ad ra thành 2 loại :
- Push ad: các dạng quảng cáo truyền tải
đến người dùng bất chấp sự đồng ý của họ, người dùng trở nên thụ động
trong việc nhận và tương tác với quảng cáo. Quảng cáo thường được truyền
tải hàng loạt dựa trên một cơ sở dự liệu người dùng lớn.
- Pull ad: các dạng quảng cáo được
truyển tải đến người dùng dựa trên sự thấu hiểu nhu cầu của họ, cũng như
sự đồng ý tiếp nhận thông tin quảng cáo. Người dùng có sự chủ động và
thích thú với quảng cáo. Quảng cáo được phân phối một cách có chọn lọc
lấy người dùng làm trung tâm.
2. Dựa trên đặc điểm hiển thị,
Cục Quảng cáo Tương tác (IAB) chia mobile ra thành 3 nhóm lớn: Quảng cáo
tin nhắn (SMS), Quảng cáo qua từ khóa tìm kiếm (search) và hiển thị
(display). Trong đó, quảng cáo hiển thị bao gồm các dạng quảng cáo hình
ảnh, video, chữ, rich media trên mobile web, game và ứng dụng.
Quảng cáo hiển thị lại tách biệt thành 2 loại: quảng cáo bên trong thiết bị và quảng cáo bên ngoài thiết bị.
+ Quảng cáo bên trong thiết bị
(On-Device Mobile Display Advertising) là hình thức mà thông điệp quảng
cáo được gửi đến điện thoại và người dùng tương tương tác với quảng cáo
trên chính điện thoại đó. Gồm các định dạng: Text ads, Banner và Banner
(gồm cả banner hình ảnh thông thường và banner có kèm text), Video
preroll và TVC.
Các định dạng này đều có thể tạo ra
click hay các tương tác khác tương tự như quảng cáo hiển thị trên PC
web. Tuy nhiên, kết quả sau khi click ngoài việc dẫn người dùng đến một
trang web khác còn có thể là gửi một tin nhắn hay thực hiện một cuộc
gọi, phụ thuộc vào khả năng của điện thoại.
Sự hội tụ của các phương triện tuyền thông nhờ đặc tính tương tác của mobile
+ Quảng cáo bên ngoài thiết bị (Off-Device Mobile Display Advertising) đề cập đến việc thương hiệu dựa vào khả năng tương tác của di động để tạo ra sự hội tụ từ các phương tiện truyền thông khác nhau đến một mục tiêu (điểm bán hàng, mobile website, chương trình ca nhạc, download ứng dụng,…).
Cụ thể, thông điệp quảng cáo xuất hiện
trên các phương tiện truyền thống (tạp chí/báo giấy, tivi, quảng cáo
ngoài trời,..), hay cả trên PC và người dùng có thể chủ động lựa chọn và
tương tác với quảng cáo họ muốn thông qua điện thoại của họ. Sự tương
tác này sẽ dẫn người dùng đến một sự tương tác mới. Ví dụ trường hợp:
Mẫu quảng cáo đăng trên báo với nội dung “nhắn tin theo cú pháp PKM gửi
đến 86xx để nhận phiếu mua hàng giảm giá tại cửa hàng A” hay Quét mã QR
Code có trên tờ rơi để truy cập vào mobile website xem thông tin chi
tiết.
Một mã QR code
3. Theo Hiệp hội Mobile Marketing, Mobile Ads có thể phân chia thành các hình thức:
- Quảng cáo SMS, MMS
- Quảng cáo trên mobile web (bao gồm trên trang mạng xã hội, công cụ tiềm kiếm và bản đồ)
- Quảng cáo trong các ứng dụng (app)
- Quảng cáo Video (Quảng cáo TVC)
Tóm lại, mỗi hình thức quảng cáo có đặc
điểm riêng và được phát triển thành hàng chục dạng quảng cáo khác nhau.
Tùy vào mục tiêu chiến dịch quảng cáo, khả năng triển khai, đo lường
hiệu quả và đặc điểm khách hàng mục tiêu mà người ta lựa chọn dạng quảng
cáo phù hợp nhất.
Bài “Lược sử về quảng cáo trên di động”
ADC Việt Nam theo admicro
EmoticonEmoticon
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.