Một số dịch vụ, mạng xã hội, cộng đồng, tùy vào mức độ quan trọng
cũng như bí mật mà có thể có những tầng bảo mật cao như chỉ máy tính có
địa chỉ MAC đã được đăng ký mới truy cập được, có những tầng mật khẩu
thứ 2, thứ 3, mã PIN, số điện thoại xác nhận, email xác nhận,…
Từ trước đến nay, lịch sử sử dụng Internet của cá nhân mình hay của
phần lớn người dùng khác đã chứng minh việc bảo mật tài khoản không bao
giờ là thừa. Mình đã phải khốn đốn một vài lần vì bị hack tài khoản ngân
hàng, viết thư xin xỏ hàng chục lần vì tiếc cái nick yahoo đăng ký từ
những chục năm trước, giờ nghĩ là vẫn tiếc. Tất cả chỉ vì mình không ý thức được việc bảo mật tài khoản.
Theo như đánh giá của cá nhân mình, thì hiện tại 2 trong số nhiều tài
khoản Internet của người dùng trên thế giới (trong đó có cả Việt Nam)
đặc biệt quan trọng, và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc cũng
như đời sống cá nhân, đó là tài khoản Google và tài khoản Facebook.
Còn xét trên khía cạnh cá nhân của mỗi người thì phải để mỗi người tự
đánh giá và nhìn nhận xem cái nào quan trọng hơn với mình thôi.
Ở bài chia sẻ này, mình sẽ hướng dẫn mọi người cách thiết lập bảo mật
hiệu quả tài khoản Facebook và Google, tránh những rủi ro xấu nhất,
cũng là lời nhắc nhở với những người dùng Internet còn chưa ý thức được
việc bảo mật tài khoản.
1. Bảo mật tài khoản Facebook
Đầu tiên bạn vào Thiết lập (Settings)
Nếu chưa xác thực số điện thoại với tài khoản thì vào Di động (Mobile) để thêm số điện thoại.
Vào Bảo mật (Security) để cấu hình bảo mật tài khoản
Tích trọn Xét duyệt đăng nhập (Login Approvals)
Click chọn Bắt đầu
Tiếp tục
Ngay sau đó, Facebook sẽ gửi mã code và số điện thoại mà bạn đã đăng ký. Hãy nhập nó vào.
Hãy bảo mật tài khoản của mình ngay bây giờ!
Đến đây coi như bạn đã xong bước bảo mật tài khoản Facebook cá nhân, tuy nhiên có thể bạn sẽ gặp rắc rối khi đăng nhập.
Nếu điện thoại của bạn không phải là Smartphone, không cài ứng dụng
Facebook, hoặc không có wifi thì hẳn là bạn không thể nhận được code từ
Trình tạo mã. Đừng chờ nữa, hãy click vào “Bạn đang gặp sự cố?”
Chọn phần Gửi tin nhắn văn bản. 5s sau bạn sẽ nhận được mã đăng nhập.
Vậy là xong!
2. Bảo mật tài khoản Google
Hoặc truy cập theo đường dẫn: https://www.google.com/settings/personalinfo?ref=home
Chọn tab menu Bảo mật
Kích hoạt xác minh 2 bước
Click chọn Bắt đầu thiết lập…
Nhập số điện thoại của bạn để nhận SMS truy cập
Điện thoại của bạn sẽ nhận được 1 mã Code, bạn hãy nhập nó vào.
Nếu đây là máy tính của bạn, hãy tích chọn Tin cậy và Tiếp tục…
Sau khi đọc kỹ thông báo, click chọn Xác nhận
Vậy là xong, từ giờ mỗi khi truy cập công cộng, hay bất cứ nơi nào
không phải là nhà bạn, hoặc thậm chí là nhà bạn nhưng có những dải IP
hoặc Browser bất thường, tài khoản của bạn sẽ luôn được bảo mật 2 lớp.
Cái điện thoại của bạn sẽ là cái chìa khóa để đăng nhập vào tài khoản,
và nếu điện thoại mất, bạn vẫn có thể dùng số điện thoại dự phòng, email
dự phòng, và có thể thay đổi được thông tin.
Hãy nhớ là tài khoản Google có nghĩa là tài khoản sử dụng tất cả các dịch vụ của Google như Gmail, Youtube, Google Drive…
Nếu bạn muốn ứng dụng bên thứ 3 có thể sử dụng được tài khoản của
bạn, ví dụ như ThunderBird, Evernote,… bạn có thể truy cập vào Tab Mật
khẩu dành riêng cho ứng dụng tại đây:
Chọn Quản lý mật khẩu dành riêng cho ứng dụng
Click vào Tạo mật khẩu
Hãy copy đoạn mã này vào paste vào ứng dụng bên thứ 3. Mật khẩu chỉ có giá trị 1 lần. Sau đó bạn click vào Xong.
Đến bước này, coi như tài khoản Google của bạn đã được bảo mật tối
đa. Các thông tin và dữ liệu cá nhân của bạn sẽ được đảm bảo an toàn.
Lời kết
Về cơ bản thì quy trình thiết lập bảo mật của các tài khoản khá giống
nhau, đầu tiên ta tìm đến phần cấu hình chung, sau đó vào bảo mật, cuối
cùng là chọn bảo mật cấp 2, tùy vào dịch vụ mà sẽ có nhiều cách bảo mật
khác nhau.
Nếu bạn chưa bảo mật cho tài khoản của mình, hãy bảo mật ngay lập
tức, ngay hôm nay. Nếu không muốn một ngày xấu trời nào đó bạn không thể
truy cập vào tài khoản của mình, và mọi thông tin đời tư cũng như công
việc bị ăn cắp hết. Điều đó là rất không tốt, đúng không?
Theo Trung Đức - Sfocus.vn
EmoticonEmoticon
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.