Thiết kế website du lịch tối ưu 100 điểm Google PageSpeed Insights

Thiết kế website du lịch tối ưu 100 điểm Google PageSpeed Insights

Ngành du lịch là một ngành đặc thù nên thiết kế website du lịch phải thể hiện được nét đặc thù đó trong từng chi tiết của website, làm sao website mang đến sự hài lòng cho khách hàng mỗi khi lướt web. Phải thể hiện được giá trị, đẳng cấp của doanh nghiệp du lịch nhưng vẫn thỏa mãn được nhu cầu tìm kiếm thông tin du lịch của khách hàng.

Thiết kế website du lịch tối ưu 100 điểm Google PageSpeed Insights Tại ADC Việt Nam

Thiết kế website du lịch không phải là một việc làm dễ dàng đối với các nhà thiết kế website tầm thường. Nhưng đến với chúng tôi cùng với một  đội ngũ thiết kế giàu kinh nghiệm và lành nghề với hơn 10 năm trong ngành thiết kế web du lịch.

Đó là những ưu điểm mà một công ty thiết kế website mang đến cho doanh nghiệp du lịch. Tuy nhiên để có một website du lịch chuyên nghiệp thì không phải đơn vị  nào cũng có thể mang lại cho doanh nghiệp được bởi:
- Du lịch là một ngành dịch vụ đặc thù với những tính năng riêng biệt khác hẳn với những ngành nghề khác
- Hầu hết các Công ty thiết kế website thường sai lầm khi thiết kế website chỉ đáp ứng đẹp về giao diện tuy nhiên lại không bám sát mục đích chính là hỗ trợ kinh doanh tối đa.

ADC Việt Nam mang đến Quý khách giải pháp thiết kế website du lịch chuyên nghiệp cho doanh nghiệp du lịch khắc phục mọi nhược điểm hiện có của các công ty thiết kế web giá rẻ. Luôn đáp ứng được những yêu cầu của một website du lịch hoàn hảo. ADC Việt Nam cung cấp cho các bạn gói dịch vụ thiết kế website du lịch với đầy đủ các tính năng và nhiều ưu điểm nổi bật.

Thiết kế website du lịch tối ưu 100 điểm Google PageSpeed Insights
Thiết kế website du lịch tối ưu 100 điểm Google PageSpeed Insights

Dưới đây là một số ưu điểm mà giải pháp thiết kế website du lịch ADC mang lại cho bạn: 

* Các chức năng hoạt động logic, thông minh giúp khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm và đặt tour nhanh chóng.
* Cung cấp cơ chế đặt phòng logic tiện lợi cho khách hang.
* Tính năng giới thiệu Tours và đặt tour nhanh.
* Tính năng cung cấp thông tin các chương trình khuyến mại.
* Tích hợp Google Map: giúp khách có thể dễ dàng thấy được vị trí thuận lợi.
* Tư vấn các trang Booking Online nổi tiếng trên thị trường cho khách sạn, tư vấn tăng thứ hạng với hệ thống website TripAdvisor, giúp tăng khả năng tiếp cận khách hàng với khách sạn của Bạn.
* Cung cấp một trang link liên kết đối tác giúp khách hàng có thể booking trực tiếp trên website của khách sạn hoặc dễ dàng vào trang booking của một số Website nổi tiếng như Agoda, Xpedia, Booking.com…
* Tích hợp module viết comment TripAdvisor cho khách sạn tại chính trang web của Bạn.
* Tích hợp module Recommended on TripAdvisor trên website của khách sạn.
* Tích hợp các phương thức thanh toán (trực tiếp bằng tiền mặt, chuyển khoản, thanh toánbằng thẻ tín dụng...).
* Tính năng liệt kê các địa điểm vui chơi, giải trí, khách sạn, nhà hàng gần với tour mà khách hàng đăng ký. 
một số ưu điểm mà giải pháp thiết kế website du lịch ADC mang lại
Một số ưu điểm mà giải pháp thiết kế website du lịch ADC mang lại

Thiết kế website du lịch cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào ? 

Một công ty du lịch hoạt động hiệu quả không thể bỏ qua kênh PR Marketing online trên mạng. Website là một phần không thể tách rời trong kế hoạch kinh doanh của bạn. Vậy một website đạt tiêu chuẩn với bạn cần phải đạt được gồm những gì?
- Xây dựng thương hiệu mạnh trên Internet.
- Giao diện chuyên nghiệp - thân thiện.
- Tính điều hướng hợp lý - khoa học.
- Hệ thống chức năng - tiện ích đầy đủ, cao cấp.
- Thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm.
- Quản trị đơn giản, thông minh và dễ dàng.

Hãy liên hệ với Công ty Thiết kế web ADC Việt Nam ngay hôm nay để được tư vấn về một giải pháp Thiết kế website du lịch toàn diện.
Thiết kế website du lịch cần đáp ứng những tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn khi Thiết kế website du lịch cần đáp ứng

Chi phí cho gói thiết kế website du lịch tại ADC Việt Nam

Khi chọn và sử dụng một dịch vụ nào đó các bạn luôn quan tấm đến chi phí thế nào?. Có hợp lý với dịch vụ mình đã chọn. Đến với ADC Việt Nam bạn không chỉ có được một website du lịch Uy tín, Chuyên nghiệp, Giá cả hợp lý tùy theo các chức năng website khách hàng yêu cầu không có chi phí phát sinh mà còn có thể giúp quý khách tự tối ưu từ khóa lên trang nhất của google. Với công cụ quản trị cực kỳ dễ sử dụng để thêm mới hay chỉnh sửa nội dung cho website quý khách hàng chỉ thanh toán khi thực sự hài lòng. Hãy liên hệ với chúng tôi để biết thêm chi tiết.


Công ty CP giải pháp và phát triển phần mềm ADC Việt Nam
Địa chỉ: Villa 1 - Lô 14A, Trung Yên 3, Cầu Giấy , Hà Nội
Điện thoại: (04)3.783.5639 - (04)3.783.5640
Fax: (84-4)3.783.5641
Website : http://www.adcvietnam.net/tin-tuc/thiet-ke-website-du-lich.htm
Email: info@adcvietnam.net

(Lưu ý: Dưới đây chỉ là một gợi ý, quý khách có thể có những ý tưởng và yêu cầu riêng, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi)

Tối ưu trang đích - phần 1

Trong thời đại Marketing ngày nay, bài toán tối ưu hóa ROI trở nên quan trọng hơn bao giờ hết đối với mỗi doanh nghiệp. Vậy chúng ta nên bắt đầu tư đâu? làm thế nào để tăng ROI? Làm thế nào để chiến dịch của chúng ta mạng lại hiệu quả?
 


Nhiều doanh nghiệp Việt Nam tích cực dồn ngân sách cho những kênh Digital nhưng họ lại quên đi ngôi nhà của chính mình, dù khách hàng của bạn có ở đâu, có đi đâu họ cũng sẽ trở về ngôi nhà của bạn. Nếu như ví Homepage là ngôi nhà của doanh nghiệp có lẽ Landing Page sẽ là cánh cửa của ngôi nhà ấy.

Một trong các bước chuẩn bị quan trọng trước khi triển khai chiến dịch quảng bá trên các kênh truyền thông là xây dựng trang đích (còn gọi là Landing Page) – cung cấp các thông tin liên quan tới chiến dịch quảng cáo của bạn và thúc đẩy hành động chuyển đổi của khách hàng. Ngay cả trong khi triển khai chiến dịch, doanh nghiệp của bạn cũng cần có bước khảo sát và đánh giá hiệu quả thường xuyên để tìm ra một trang đích tối ưu hóa nhất cho từng chiến dịch cụ thể.

Vậy Landing Page khác với HomePage như thế nào? Tại sao chúng ta cần Tối ưu hóa trang đích (Landing Page) trong chiến dịch Digial Marketing? Câu trả lời sẽ được hé mở phẩn nào qua bài viết về Tối ưu hóa trang đích (Landing Page Optimization) mà chúng tôi muốn chia sẻ cùng các bạn.


Đầu tiên cần hiểu đúng landingpage là gì? Khi search từ khóa landingpage, anh bạn “Gúc Gồ” sẽ trả về cho bạn hàng nghìn hàng vạn định nghĩa. Bạn lạc trong mê cung, không biết đâu đúng, đâu sai. Theo chúng tôi, để định nghĩa một landingpage, cần xét trên 4 yếu tố:

- Là một trang đơn
- Là một trang dẫn giới thiệu sản phẩm
- Là trang dẫn lấy thông tin người dùng và được liên kết tới trang chính
- Được liên kết với hoạt động quảng cáo online hoặc kết quả SEO

Nếu so sánh homepage và một landingpage bạn có thể thấy được sự cần thiết của landingpage với sự thành công của chiến dịch:



- Trang homepage được design với một mục tiêu khá rộng. Nó không chỉ chứa đựng thông tin về sản phẩm của bạn mà cần nói lên thương hiệu và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Còn hoạt động mua hàng sẽ được dẫn link điều hướng sang các trang khác.

- Còn trang landingpage được design với một mục tiêu duy nhất và mục tiêu này là bán hàng.

- Đã bao giờ các bạn suy nghĩ về việc điều hướng khách hàng càng nhiều thì tỷ lệ chuyển đổi càng thấp? Càng nhiều thao tác, càng nhiều bước, mong muốn mua hàng của khách hàng càng giảm. Ví dụ nhé là một khách hàng, còn gì tuyệt vời hơn, tôi nhận được quảng cáo về một sản phẩm yêu thích của mình và tôi có được tất cả thông tin, có thể mua hàng ngay chỉ qua 1 click duy nhất.

Các yếu tố tạo thành công cho chiến dịch marketing của mình ngay trên Landingpage:



- Thấu hiểu thị trường và người tiêu dùng: yếu tố đầu tiên trong bất kỳ chiến dịch marketing nào. Dù bạn đã phải nghe điều này đến mức nhàm chán, nhưng chúng tôi vẫn phải nhắc lại một lần nữa. Thấu hiểu thị trường , thương trường là chiến trường. Nếu bạn không biết thị trường đang cần gì, đối thủ bạn là ai, họ đang làm gì thì thất bại ngay từ bước đầu. Thử tưởng tượng mà xem, bạn tung ra một trang landingpage, chạy quảng cáo, dồn visit với mong ước doanh số của mình sẽ tăng không ngừng nhưng rồi bạn mới phát hiện landingpage của minh giống hệt với đối thủ cạnh tranh. Và còn tồi tệ hơn nữa là trang của họ còn tối ưu hơn của bạn. Thấu hiểu khách hàng để biết họ cần gì, họ tiếp nhận thông tin ra sao. Bạn bán mỹ phẩm dành cho các cô nàng tuổi teen nhưng toàn bộ thiết kế của bạn, toàn bộ cách viết của bạn là dành cho các nàng “lady” có tuổi. Chắc hẳn bạn cũng tưởng tượng ra kết quả của chiến dịch rồi chứ.

- Xác định rõ mục tiêu của bạn: bạn nên chia ra làm 2 mục tiêu cụ thể mục tiêu kết nối cộng đồng, mục tiêu kinh doanh. Với mỗi mục tiêu khác nhau, các giai đoạn khác nhau của chiến dịch mà thiết kế và cách vận hành của landing page sẽ thay đổi.

- Call – to – action (CTA) là một trong những yếu tố quan trọng nhất trên trang của bạn. Đây là điểm kết thúc chuỗi hoạt động tương tác của khách hàng và là cơ hội cuối để chuyển đổi khách hàng. Yếu tố Call - to

- action gồm 3 phần: nội dung kêu gọi, vị trí đặt ( đầu trang, đường giới hạn trang, cuối trang), thiết kế của nút CAT. Mỗi phần lại có cách tối ưu riêng. Chúng tôi xin trình bày rõ hơn ở các phần sau.

- Chu trình kiểm tra, đo lường, chỉnh sửa...

Tối ưu hai yếu tố CAT, tối ưu quy trình hoạt động chúng tôi xin được tiếp tục trình bày ở phần 2. Các bạn cùng đón chờ nhé.

Bài "Tối ưu trang đích - phần 1"
Tác giả: MT team + Nguyễn Thảo – Maxxus Digital Agency

Affiliate Marketing hoặc tiếp thị liên kết là gì ?

AFFILIATE MARKETING LÀ GÌ ? 

Hiểu một cách đơn giản, Affiliate Marketing (tiếp thị liên kết) là mô hình kinh doanh bằng cách sử dụng cộng tác viên (cò, môi giới). Người làm Affiliate giới thiệu khách hàng cho người bán (Vendor) và được hưởng hoa hồng trên mỗi hành động của khách hàng (click, điền thông tin vào form, đặt hàng, mua hàng,..).

Là cách thức kiếm tiền trên mạng mà không cần có sản phẩm, không cần website riêng. Đây là 1 cách khởi đầu lý tưởng cho những người mới bước vào lĩnh vực tiếp thị. Thông qua đó, bạn có thể học hỏi được kinh nghiệm, tự rút ra bài học đi đến thành công. Đây còn được gọi là hình thức "vừa kiếm tiền, vừa học hỏi". 

Affiliate Marketing được biết đến từ năm 1996 khi Amazon trả hoa hồng cho các chương trình liên kết thông qua lưu lượng truy cập.

Về nguyên tắc, công việc của người làm Affiliate chỉ đơn giản là chọn sản phẩm trên website của nhà cung cấp, lấy đường link giới thiệu (link aff) và mang đi quảng bá đến những khách hàng có nhu cầu. Khi khách hàng bỏ tiền ra mua sản phẩm / dịch vụ đó thì Affiliate sẽ được hưởng hoa hồng trên kết quả đạt được.

Đơn vị cung cấp dịch vụ affliate thường sẽ cho bạn các công cụ marketing mẫu, như: email, banner,.. bạn chỉ việc điều chỉnh lại một chút theo ý riêng của mình và đi quảng bá, giúp tiết kiệm thời gian.


Mo hinh Affiliate Marketing
Mô hình Affiliate Marketing

Tại sao bạn nên sử dụng Affiliate Marketing ?


  • Không có sản phẩm.  Bạn chỉ cần biết khách hàng đang cần gì, tìm sản phẩm / dịch vụ đáp ứng được yêu cầu, lấy link affiliate và giới thiệu tới tập khách hàng có nhu cầu.
  • Chỉ cần quảng bá, không phải giao hàng, hay hỗ trợ. Những việc này là trách nhiệm của Vendor. Kể cả những công cụ để đi quảng bá, như banner, bài PR, .. họ cũng làm sẵn cho bạn rồi.
  • Mức hoa hồng cao là điểm hấp dẫn nhất của tiếp thị liên kết, hoa hồng có thể từ 30% lên tới 90%.

Những đối tượng tham gia Affiliate marketing

Mỗi người một việc, đó là ưu điểm nổi bật của tiếp thị liên kết
1. Người có sản phẩm (Vendor hoặc Advertiser)
Người có sản phẩm cần phải quảng bá sản phẩm của họ đến với nhiều người. Nếu tự mình đi bán thì số lượng bán được sẽ ít, hiệu quả không cao. Để tăng hiệu quả bán hàng, họ sử dụng mạng lưới các cộng tác viên (Affiliate hoặc Publisher) chấp nhận trích 1 phần lợi nhuận để trả hoa hồng khi ai đó bán được hàng.

2. Cộng tác viên (Affiliate hoặc Publisher)
 Cộng tác viên là những người trực tiếp mang sản phẩm đi bán, hoặc dẫn khách hàng đến để mua sản phẩm. Họ thường dùng website của mình để quảng bá nhiều sản phẩm. Cứ mỗi khách hàng từ website của cộng tác viên bấm vào link sang website của người có sản phẩm để mua hàng thì Affiliate sẽ được hưởng hoa hồng.

3. Mạng tiếp thị (Market Place hoặc Affiiliate Network)
Là nơi trung gian, gặp gỡ giữa Affiliate và Vendor. Affiliate Network đóng vai trò cung cấp nền tảng kỹ thuật như link quảng bá, banner, theo dõi và đánh giá hiệu quả của việc tiếp thị, giải quyết tranh chấp, thu tiền và thanh toán hoa hồng.

Một số Affiliate Network nổi tiếng trên thế giới: Clickbank, Amazon, Google Adnetwork, Ebay, Agoda,.. 


Các phương thức Affiliate Marketing


  • Paid per click: được nhận hoa hồng khi ai đó nhấp chuột vào quảng cáo.
  • Paid per action: được nhận hoa hồng dựa trên thao tác: điền form, đăng ký thành viên…
  • Paid per sale: được nhận hoa hồng khi đơn đặt hàng được giao dịch thành công.


3 bước kiếm tiền với Affiliate Marketing


Affiliate Marketing la gi  
Affiliate Marketing la gi


Affiliate Marketing giúp nâng cao hiệu quả bán hàng nhờ tận dụng mạng lưới các website nhỏ thay vì phải liên hệ trả phí trên một vài website lớn. Nhờ vậy nhà quảng cáo không cần nhiều chi phí vẫn có thể quảng bá sản phẩm của mình.

Bạn muốn có một trang web bán hàng tích hợp sẵn AFFILIATE và
thanh toán tự động với Paypal, Ngân Lượng ?
 HÃY TRUY CẬP  adcvietnam.net MIỄN PHÍ

Chia sẻ kinh nghiệm tự động đăng bài hàng loạt lên nhiều mạng xã hội

Tự động đăng bài với ifttt.com


Bạn chán nản với việc mỗi ngày cứ phải viết bài trên website, rồi phải share lại trên fanpage, g+, twitter,… Nói chung công việc thì đơn giản, nhưng làm nhiều sẽ nản, to tay, không có thời gian mà sáng tạo. 
 
Mình xin gửi tới mọi người hướng dẫn sử dụng công cụ tự động đăng bài với ifttt.com.

Bước 1: Đăng ký tài khoản – sử dụng email có quyền quản lý blogger, fanpage, twitter...

Bước 2:  vào mục https://ifttt.com/channels để active các kênh mình đang quản lý và có ý định đăng bài tự động lên đó.

Ví dụ ở đây mình muốn đăng tất cả các bài trên blogger của mình lên fanpage.
Active bloger:
Tự Động Đăng Bài Với ifttt.com

Sau khi active thành công thì nó như này:

Tiếp tục active chanels facebook, ở đây mình chọn là fanpage facebook.

Bước 3: Tạo recipes

Cách hoạt động của ifttt.com là: Nếu ở kênh A có nội dung gì, thì đăng lên kênh B. Có nhiều loại lựa chọn, ở đây mình chỉ nói đến facebook nhé.
-         Creat a status message: Đăng 1 post mới.
-         Creat a link post: Chia sẻ link bài viết
-         Upload photo from url: Up ảnh lên fanpage.
Giờ ta cùng thực hiện tạo recipes: Bài viết được đăng trên blogger thì tự động đăng lên fanpage.
https://ifttt.com/myrecipes/personal/new
 
Chọn kênh đầu tiên là blogger.
  

Lựa chọn loại bài sẽ đăng, nên chọn new post labeled, đăng bài theo nhãn sẽ dễ quản lý hơn, và thuận lợi cho việc viết status ở phần dưới.

Điền label mà bạn định đăng bài, lưu ý tên label ở phần này phải khớp với label mà bạn gán cho các bài viết trong blogger.

Chọn kênh facebook pages.

 
Lựa chọn cách thức đăng bài, tùy theo mục đích của mình. Ở đây mình thường chọn create a link post, vì nhu cầu chỉ để chia sẻ link và viết 1 status hài hước nào đó giới thiệu về bài viết. 
 
Nếu chọn Creat a status message thì link chia sẻ thường bị rút gọn thành link của ifttt.com => ko nên.
 
Chọn upload a photo from url ai thích có thể thử nghiệm.
 

Phần này ta cần chú ý:
Link url – để mặc định.
Message: Điền nội dung bạn muốn giới thiệu khi có bài post được đăng lên.
 
Vì nó là nội dung cố định nên bạn cần viết sao cho tất cả các bài đăng trong cùng 1 nhãn có thể sử dụng 1 câu giới thiệu duy nhất(lý do chọn đăng bài theo lable ở trên). Tùy biến ở đây có thể click vào cái màu xanh(add ingredient). Chọn thêm PostTitle, Lables, để chèn tự động vào message cho linh hoạt.

Hoàn thành: click create recipe. Ở đây mình chọn, nếu 1 bài trên blogger thuộc nhãn soi-cau thì sẽ được chia sẻ lên fanpage của mình.
 
xoso.homnay24h.com

Kết quả đạt được

Tạo thêm nhiều recipe 1 cách linh hoạt, bạn có thể chỉ cần đăng bài 1 nơi, các kênh khác đã có ifttt.com lo.

Nhược điểm: Mỗi tài khoản chỉ được 1 kênh, ví dụ mình sở hữu 5 page thì chỉ đăng bài lên được 1 page active, muốn đăng cái khác phải active lại.

Để khắc phục thì bạn tạo ra nhiều tài khoản ifttt.com, mỗi tài khoản link đến 1 kênh B, còn kênh A thì tất cả đều kết nối tới nó. 
 
Ví dụ bạn có 10 tài khoản, kết nối tới 1 blogger. Tạo recipe để đăng bài lên hàng loạt fanpage, twitter,…Chỉ cần tài khoản up bài lên blogger, các kênh B kia sẽ đăng lên đồng loạt.

Chúc cả nhà bớt quay tay, vận may luôn tới.

Bài "Tự động đăng bài với ifttt.com"
Theo danghonglam.com

Thay đổi của Google sẽ khiến hàng triệu doanh nghiệp điêu đứng

Thay đổi của Google sẽ khiến hàng triệu doanh nghiệp điêu đứng

Ngày 21/4 tới, Google sẽ tung ra một bản cập nhất lớn mảng tìm kiếm trên di động của mình. Trong đó, thuật toán sẽ thay đổi để thứ tự hiển thị kết quả tìm kiếm của người dùng trên điện thoại và máy tính bảng.


Thuật toán này sẽ bắt đầu ưu tiên những website “thân thiện với môi trường di động” (các website có phông chữ lớn, dễ ấn vào link, được điều chỉnh để vừa cỡ với màn hinh di động). Những website này sẽ được ưu tiên vị trí cao hơn trong kết quả tìm kiếm. Những website kém “thân thiện” sẽ bị đẩy xuống.

Hiện 60% lượng traffic đến từ nền tảng di động và Google muốn người dùng được trải nghiệm tốt hơn khi họ nhấn vào bất cứ đường link nào trên điện thoại của mình.

Hãng tìm kiếm lớn nhất thế giới đã công bố sự thay đổi này từ hồi tháng 2 để các nhà quản trị web có 2 tháng và nhiều thông tin cần thiết để chuyển đổi trang web của mình. Mặc dù vậy, bản cập nhật này dự kiến vẫn sẽ “lập lại trật tự” kết quả tìm kiếm trên Google.

“Nó được đặt với biệt danh “Ngày phán xét” của Mobile bởi ảnh hưởng nó mang lại tới hàng triệu website. Thậm chí có nhiều website vẫn không biết về nó” Itai Sadan, CEO của một công ty chuyên thiết kế website Duda cho biết.

Theo Itai, những người chịu ảnh hưởng nhất sau ngày 21/4 là những DN nhỏ ít chịu sửa đổi. Các DN này hẳn sẽ rất ngach nhiên khi thấy lượng người truy cập vào website của mình giảm mạnh. Chẳng hạn, những quán cà phê muốn những người dùng bản địa tìm ra mình, sẽ nhanh chóng nhận thấy những ảnh hưởng nặng nề.

Google trước đây luôn coi nội dung là vua. Nhưng điều này đang thay đổi. Quan điểm của họ bây giờ đó là: “Nội dung vẫn là rất quan trọng, nhưng trải nghiệm của người dùng cũng quan trọng không kém. Bạn không thể chỉ cung cấp nội dung chính xác, nội dung của bạn còn phải dễ đọc”, Itai nhận định.

Không phải chỉ có những DN nhỏ mới chịu ảnh hưởng của thuật toán mới này. Nếu nhìn vào website của một số thương hiệu lớn như American Apparel, Daily Mail, Ryanair, có thể dám chắc họ cũng sẽ bị ảnh hưởng, trừ khi họ tiến hành cập nhật website của mình trước thứ 3 này.

Bài "Thay đổi của Google sẽ khiến hàng triệu doanh nghiệp điêu đứng"
Trang Lam cafebiz
Theo Trí Thức Trẻ/BI

7 bước SEO website lên Top Google

Quy trình SEO website là tất cả các bước để đưa 1 website lên top. Trong bài viết này các bạn sẽ được tìm hiểu về quy trình SEO website chuyên nghiệp trong 7 bước bao gồm: 

- Bước 1: Phân tích từ khóa, lựa chọn landing page. 
- Bước 2: Kiểm tra, phân tích website. 
- Bước 3: Tối ưu hóa onpage. 
- Bước 4: Khai báo website. 
- Bước 5: Xây dựng nội dung. 
- Bước 6: Xây dựng backlink. 
- Bước 7: Kiểm tra, phân tích kết quả. 

Quy Trình SEO website lên Top Google

1. Phân tích từ khóa 
Phân tích từ khóa là bước đầu tiên và quan trọng trong SEO. Một chiến dịch SEO sẽ hoàn toàn thất bại và không mang lại hiệu quả nếu như lựa chọn sai từ khóa. Các từ khóa dài, sát nghĩa với sản phẩm dịch vụ đang kinh doanh với mức độ cạnh tranh thấp và tỷ lệ chuyển đổi cao đang là ưu tiên số 1 hiện nay. Bạn có thể sử dụng 2 công cụ Google keywords planner và Google Trends để phân tích và lựa chọn cho mình bộ từ khóa mang lại hiệu quả cao nhất. 
2. Kiểm tra, phân tích trang web. 
Kiểm tra website giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về trang web, từ đó định hướng được các công việc cần thực hiện và lên được kế hoạch Seo cho trang web. 
Các yếu tố cần kiểm tra bao gồm: 
- Kiểm tra về mức độ tối ưu hóa onpage (Sử dụng công cụ Seoquake). 
- Kiểm tra nội dung trang web, cấu trúc liên kết nội bộ. 
- Kiểm tra về hệ thống backlink (Sử dụng 2 công cụ open site explorer và ahrefs) 
- Kiểm tra về tốc độ tải trang. 
- Kiểm tra thứ hạng từ khóa trên các công cụ tìm kiếm (Sử dụng công cụ small seo tools) 
- Kiểm tra về code, mã nguồn của trang. 
- Kiểm tra các chỉ số về index, PR, DA, PA, tuổi đời tên miền… 
3. Tối ưu onpage cho trang web. 
Tối ưu hóa onpage là công việc giúp cho website trở nên thân thiện hơn với các công cụ tìm kiếm. Các công việc bao gồm: 
- Tối ưu hóa các thẻ tiêu đề, mô tả. 
- Tối ưu các thẻ Heading. 
- Tối ưu hóa hình ảnh. 
- Tối ưu hóa đường dẫn. 
- Tối ưu tốc độ tải trang. 
- Tạo sitemap cho website. 
- Cấu hình Google author ship. 
- Tạo file robots.txt. 
- Cấu hình Geo meta tags, đưa doanh nghiệp lên bản đồ google để phục vụ 1 chiến dịch Seo Local. 
4. Khai báo website. 
Khai báo website bao gồm các công việc sau: 
- Khai báo website lên Google. 
- Khai báo website lên Bing. 
- Cài đặt Google Analytics. 
- Ping website. 
5. Xây dựng nội dung cho website. 
 Nội dung là yếu tố quan trọng và chiếm trọng số điểm quan trọng nhất trong việc xếp hạng trang web của Google. Công việc xây dựng nội dung bao gồm: Viết nội dung mới chất lượng; chỉnh sửa xóa bỏ các viết kém chất lượng trong trang web; tối ưu liên kết nội bộ, hình ảnh cho các bài viết… 
6. Xây dựng backlink 
Bước số 6 trong quy trình Seo đó là xây dựng backlink. Backlink là yếu tố quan trọng số 2 sau nội dung. Backlink chính là những phiếu bầu giúp cho các công cụ tìm kiếm hiểu được sự hữu ích và xếp hàng cho trang web của bạn. 
7. Kiểm tra, theo dõi, đánh giá và duy trì công việc. 
Lên kế hoạch theo dõi trang web sẽ giúp bạn nắm được tiến độ của dự án SEO, các lỗi xảy ra trong quá trình thực hiện từ đó đưa ra phương án và biện pháp khắc phục hiệu quả nhất. 
Các yếu tố cần theo dõi gồm: 
- Theo dõi về tiến độ phát triển từ khóa. 
- Theo dõi số lượng truy cập vào website. 
- Theo dõi về biểu đồ tăng trưởng backlink. 
- Theo dõi các lỗi xảy ra trong quá trình thực hiện. 
(*) Lưu ý: Duy trì các công việc thường xuyên và đều đặn.

Video hướng dẫn SEO 7 bước lên Top Google




Bài "7 bước SEO website lên Top Google"
Theo Xahoithongtin.com.vn

Các xếp gặp khó khăn gì khi triển khai SEO

SEO là một kênh Internet marketing quan trọng, trong đa số các trường hợp là một việc không thể bỏ qua, tuy nhiên rất nhiều doanh nghiệp thất bại khi triển khai. Vậy đâu là nguyên nhân thất bại?


1. Con người

Các xếp gặp khó khăn gì khi triển khai SEO, con người

Đối với nhân sự làm SEO thường thì các lãnh đạo sẽ gặp phải những vấn đề nhân sự sau đây:

Kiêu binh: Khi đi tư vấn đến 10 doanh nghiệp thì đến 9 doanh nghiệp vấp phải những nhân viên SEO kiểu này, ngành SEO còn quá non trẻ và nhân sự trong ngành đa số là 9x. Gần đây khi một số doanh nghiệp thành công vượt bậc nhờ SEO đã đưa những SEOer trẻ tuổi trở thành những ngôi sao, thành sao ở một độ tuổi quá trẻ dễ biến họ trở thành kiêu binh. Những kiêu binh này sẽ đưa bạn lên mây với những lời hứa hẹn đưa doanh số lên gấp 2 gấp 3 và cũng làm bạn choáng váng với một loạt những khái niệm, thuật ngữ loằng ngoằng và vô số các trường phái SEO kỳ lạ. Họ sẽ làm cho bạn và các nhân sự khác trong công ty đau đầu mà kết quả thì đa số không được như điều họ nói

Giải pháp: Chẳng có vị tướng nào thành công với một đội quân kiêu binh, mà nếu có thắng trận thì rồi cũng bị kiêu binh nó thịt, nên nếu trong SEO team của bạn có kiêu binh thì phải kiên quyết trảm. Trảm ở đây không nhất thiết là đuổi việc, các kiêu binh dù sao cũng chỉ là những cậu bé to xác vấn đề là cần thay đổi nhận thức của họ “Từ thế kỷ 18 người ta đã biết trái đất không phải trung tâm vũ trụ, vậy mà bây giờ chú vẫn nghĩ mình là trung tâm à :D”. Để thay đổi nhận thức bạn cần phải thật kiên quyết, nhưng khéo léo đủ để họ nhận ra vấn đề mà không làm quá tổn thương cái tôi to đùng của các cậu bé. Còn nếu gặp ca khó quá thì phải kiên quyết sa thải, đừng do dự vì thà rằng không có ai làm SEO còn tốt hơn nuôi dưỡng một SEOer kiêu binh

Quá thiên về kỹ thuật: SEO khởi đầu là công việc thuần túy kỹ thuật nhưng theo thời gian thì càng ngày hàm lượng kỹ thuật trong SEO càng giảm dần và hàm lượng kiến thức marketing ngày càng tăng lên. Một số SEOer xuất thân từ kỹ thuật chưa kịp thích nghi với xu hướng này nên họ gây ra khá nhiều rắc rối đối với chiến lược marketing tổng thể của bạn.

Phổ biến nhất là việc ép nội dung chạy theo từ khóa một cách thái quá làm cho bài viết trở nên khô khan cứng nhắc và nhiều khi còn gây phản cảm. Khách hàng của tôi đã từng khốn khổ vì SEOer nhét vào trang nội dung về một loại thuốc dòng chữ “Sản phẩm A không phải thuốc chữa bệnh, A không phải thuốc chữa bệnh, sản phẩm A không phải thuốc chữa bệnh”, may là không SEO lên top được chứ từ khóa mà lên thì chắc khách hàng chạy hết.

Vấn đề ít phổ biến hơn là coi xây dựng liên kết là một công việc kỹ thuật, cách nhìn nhận này sẽ dẫn bạn đến hình thức SEO black hat vì SEOer sẽ tìm đến những phần mềm và thuật toán đánh lừa Google. Thực tế thì sau khi cập nhật một loạt các thuật toán Panda, Penguin, Humming bird thì xây dựng liên kết giờ đây trở thành việc xây dựng các mối quan hệ, nếu chỉ thuần túy kỹ thuật thì không thể giải quyết được công việc này.
Giải pháp: Tăng hàm lượng kiến thức marketing cho SEOer, giúp họ có cách nhìn nhận tổng thể hơn và từ đó sẽ tiếp cận công việc mềm mại hơn. Cho nhân viên SEO đi học các khóa về marketing, giao tiếp,… sẽ giúp những nhân viên kỹ thuật bảo thủ cứng đầu trở nên dễ chịu hơn.

Nhân viên không phải công dân kỹ thuật số: Ngược lại với trường hợp trên là khi một nhân viên marketing truyền thống được giao nhiệm vụ phát triển online marketing. Online marketing là mảnh đất của công dân kỹ thuật số, nhân viên của bạn sẽ không thể làm được việc hiệu quả nếu không có những hiểu biết cơ bản về kỹ thuật. Những kỹ năng cơ bản của một công dân kỹ thuật số là am hiểu các kênh truyền thông Online, biết chút ít về HTML, thiết kế web, kỹ năng phân tích dữ liệu.

Một lần phòng marketing công ty khách hàng của tôi tranh cãi về việc người dùng quan tâm đến thương hiệu của Tivi hơn hay quan tâm đến số inch nhiều hơn, nhân viên marketing đề nghị một cuộc điều tra, nhân viên SEO bước đến máy tính mở Google keyword planner và đo xem lượng người tìm kiếm theo thương hiệu TV và theo số inch rồi so sánh, vậy là một insight được tìm ra trong vòng 5 phút và mất 0 đồng thay vì một kế hoạch điều tra truyền thống tốn kém mất thời gian. Công nghệ đã thay đổi rất mạnh trong 10 năm qua nó làm cho các công cụ làm việc thay đổi mạnh mẽ và nếu không theo kịp thời cuộc các marketer truyền thống sẽ trở thành lịch sử.

Giải pháp: Tăng hàm lượng kỹ thuật trong nhận thức của marketer. Biết về kỹ thuật đủ đề giải quyết công việc online marketing không hề khó như bạn tưởng. Tôi có nhiều nhân viên xuất thân học ngành marketing chỉ qua 6 tháng có thể thiết kế web bằng wordpress, quản trị host và viết SQL nhoay nhoáy. Học để thành lập trình viên thì khó và mất thời gian chứ học đủ dùng thì không hề khó như các bạn tưởng, vấn đề chỉ nằm ở rào cản tâm lý. Cứ học đi mọi thứ sẽ dẽ dàng thôi mà.

2. Lập kế hoạch


Lập kế hoạch seo


Nếu xếp hạng về tính vô tổ chức thì người Việt Nam chắc không đạt quán quân thì cũng phải xếp thứ 2. Cũng phải thôi vì từ lớp 1 đến lớp 12 có ai dạy chúng ta điều đó đâu nhỉ (không biết bây giờ đã có dậy chưa?) vì vậy lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch luôn là một thử thách đối với các lãnh đạo. Không biết bạn có tin hay không nhưng tôi mất đến 2 tuần để đào tạo 1 team SEO làm đúng những thứ cơ bản nhất khi lập kế hoạch trên file excel: viết đúng chính tả, viết hoa đầu dòng, chữ căn phải, số căn trái,…

Trình độ của nhân sự như vậy mà đôi khi các xếp tự làm khó mình khi lập ra các bản kế hoạch quá phức tạp. Tôi đã từng gặp những bản kế hoạch SEO mà dù đã làm lâu năm trong nghề mà nhìn vào cũng hoa cả mắt. Viết một kế hoạch đơn giản mà gào khản cả cổ quân nó còn chả làm đúng, vẽ ra loằng ngoằng thì chắc chắn thất bại ngay từ đầu.

Giải pháp: Hãy đến những trung tâm đào tạo SEO để học những khóa đào tạo ngắn ngày về lập kế hoạch, hiện nay đa số các bài lập kế hoạch ở các trung tâm đào tạo SEO đều nằm trong khóa học SEO dài ngày. Tuy nhiên nếu bạn có yêu cầu và số lượng nhu cầu đủ thì chắc sẽ thuyết phục được anh Tuấn Hà Vinalink, Lê Nam Vietmoz tách ra một khóa đào tạo 2,3 buổi dành riêng cho các xếp về lập kế hoạch SEO.

3. Xây dựng content


Xây dựng content trong seo


Khi ngồi trên ghế nhà trường học viết văn chúng ta được học những thể loại vô cùng khó, khó đến mức để đạt điểm trung bình cách duy nhất là học thuộc lòng và chép lại. Kết quả là khi cần viết điều gì đó cho chính mình thì ai cũng tịt ngòi.

Khi cần phải viết những nội dung tư vấn cho khách hàng tìm trong cả chục nhân viên chả ai viết nổi một bài ra hồn. Không viết được thì phải đi thuê, nhưng khổ nỗi người thuê viết thì chẳng hiểu gì về sản phẩm và khách hàng nên viết toàn những thứ chung chung như triết học Mác-Lê. Viết thế thì khách hàng đọc đến câu thứ 3 là đóng trình duyệt chứ làm sao thuyết phục được họ mua sản phẩm.

Giải pháp: Viết nội dung thực sự vẫn là vấn đề tôi đang loay hoay tìm cách giải quyết cho đối tác của mình, nếu cử nhân viên đi học viết thì sẽ mất rất nhiều thời gian mà cũng chưa chắc đã viết được. Còn nếu thuê ngoài viết thì gặp vấn đề về chiều sâu về hiểu biết sản phẩm, khách hàng. Với những team viết content hiện nay họ đã quá quen viết những bài viết 50.000 – 70.000 nên khi muốn viết bài chất lượng cao hơn thì chỉ được bài đầu, những bài tiếp theo lại đâu vào đấy. Thuê người viết bài PR thì giá lại quá đắt so với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Hiện nay tôi đang xây dựng một nhóm viết thuê ở mức trung bình khoảng 300.000/bài đủ để có bài viết chất lượng mà lại trong khả năng chi trả của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hi vọng rằng với đội ngũ mới này bạn có thể yên tâm khoản nội dung.

Bài "Các xếp gặp khó khăn gì khi triển khai SEO"
Theo http://chudinhchau.info

Xây dựng một thương hiệu tử tế hàng đầu


Xây dựng một thương hiệu tử tế
Có lẽ đây là lần đầu tiên bạn đọc thấy khái niệm thương hiệu tử tế, tôi cũng không chắc trên thế giới mọi người có thường sử dụng từ này. Mọi người thường nói đến  các khái niệm như thương hiệu nổi tiếng, thương hiệu hàng đầu, thương hiệu mạnh hay thương hiệu quyền lực…


Một câu hỏi mà toi thường được các doanh nghiệp hỏi trong quá trình tư vấn là "Để tạo dựng một thương hiệu mạnh thì họ phải bắt đầu từ đâu?". Câu trả lời của tôi đã dần khác đi theo thời gian. Ban đầu tôi khuyên họ hãy bắt đầu từ việc thấu hiểu khách hàng, đánh giá được hiện trạng thương hiệu của họ, dựa trên đó xây dựng được chiến lược thương hiệu dài hạn và chuẩn hóa nhận diện thương hiệu hay đưa ra các kế hoạch truyền thông mang tính chiến lược và dài hạn. 

Đó là câu trả lời đúng như những gì tôi được học, rất khoa học và đúng như những quy trình thực tế các doanh nghiệp thường áp dụng. Cách tiếp cận bài bản đã  sẽ giúp các doanh nghiệp gặt hái được kết quả tốt.
Qua thời gian, chúng ta thấy ngày càng xuất hiện nhiều thương hiệu đình đám từ nhiều lĩnh vực khác nhau như hàng tiêu dùng, bất động sản, ngân hàng…Tuy một số thương hiệu vẫn duy trì được sự thành công cho đến hôm nay nhưng đa phần đã yếu đi hay không còn tồn tại nữa. Tôi tự hỏi điều gì đã xảy ra, điều gì đã làm nhiều thương hiệu dần biến mất?

Cuối cùng tôi đã tìm ra được nguyên nhân hay chí ít nó là nguyên nhân riêng cá nhân mình nghĩ là đúng. Quy trình xây dựng thương hiệu đúng sẽ giúp tạo dựng một thương hiêu thành công và quy trình này chỉ là phần ngọn của việc xây dựng thương hiệu. Để đảm bảo thương hiệu thành công trong dài hạn hay trường tồn thì doanh nghiệp cần quan tâm đến phần gốc hay nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của thương hiệu.

Xây dựng một thương hiệu tử tế hàng đầu

Phần gốc đó là gì? Tôi nghĩ đó là triết lý kinh doanh, tầm nhìn, sứ mạng… Một doanh nghiệp vững bền khi họ tồn tại dựa trên những triết lý mang tính nhân văn, và một thương hiệu mạnh cần được xây dựng dựa trên triết lý và mục tiêu mang tính nhân văn này.

Bạn có thể xây dựng được một thương hiệu mạnh trong một thời gian nhất định nhưng để duy trì được vị thế này lâu dài thì thương hiệu này phải được xây dựng dựa trên tính nhân văn hay tôi dùng một từ khác là thương hiệu tử tế. Sự "tử tế" chính là yếu tố đảm bảo sự lâu bền của thương hiệu.

Sự tử tế bắt nguồn từ những người sáng lập ra doanh nghiệp, nhân viên hay mọi người liên quan (nhà đầu tư, đối tác, khách hàng, cộng đồng…). Con người tử tế sẽ có được những mục tiêu tử tế và cách thực hiện cũng tử tế. Tương tự như vậy, một thương hiệu tử tế chỉ được tạo bởi những người tử tế, dựa trên sự trung thực, tính dài hạn và tính nhân văn.

Hàng năm, các thương hiệu ô tô hàng đầu thế giới đã tự triệu hồi hàng triệu sản phẩm của họ chỉ vì một lỗi rất nhỏ mà họ nghĩ rằng nó có thể gây tổn hại cho Khách hàng của mình. Những tổn thất về mặt vật chất mà các doanh nghiệp này phải gánh chịu là vô cùng lớn nhưng họ sẳn sàng chấp nhận về mình nhằm tránh những rủi ro dù nhỏ nhất cho Khách hàng. Những hành động này thể hiện sự trung thực, tinh thần trách nhiệm và tính nhân văn của những thương hiệu hàng đầu, và điều này lý giải tạo sao thương hiệu này luôn được tin tưởng và phát triển bền vững.

Hay một trường hợp khác một thương hiệu lớn khác, để gia tăng lợi nhuận họ sẳn sàng sử dụng nhiều thủ thuật để tạo ra sản phẩm giá thành rẻ, chất lượng kém hay độc hại cho người sử dụng. Họ quảng cáo sai sự thật hay dùng mỹ từ để thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm không tốt này và kết quả là gì? Họ thu được lợi nhuận cao trong khi người tiêu dùng gánh tổn thất vô cùng lớn về cả tiền bạc và sức khỏe. Điều tệ hại hơn nữa khi người tiêu dùng không hề biết mình đang bị lừa dối và vẫn vô tư sử dụng sản phẩm độc hại này. Đây là một ví dụ khá phổ biến trong lĩnh vực hàng tiêu dùng mà báo chí đã đề cập rất nhiều trong những năm gần đây.

Hai cách ứng sử hoàn toàn trái ngược trên thể hiện triết lý kinh doanh hoàn toàn khác nhau. Có những thương hiệu sẳn sàng chịu mọi tổn thất cho mình nhằm giảm thiểu mọi rủi ro với khách hàng, trong khi đó một số thương hiệu khác thì làm mọi cách để tối đa lợi nhuận cho dù hành động đó có gây tổn thất vô cùng khủng khiếp đến khách hàng hay công đồng. Bạn có thể dễ dàng đoán được thương hiệu nào sẽ được người tiêu dùng yêu mến và sẽ phát triển bền vững. 

Và nếu bây giờ một doanh nghiệp hỏi tôi xây dựng thương hiệu bắt đầu từ đâu thì tôi sẽ không ngần ngại trả lời rằng "Hãy bắt đầu từ sự tử tế". Hãy xây dựng một thương hiệu tử tế. Để làm được điều này thì trước tiên bạn phải tử tế với nhân viên, khách hàng, mọi người xung quanh và quan trọng hơn là phải xây dựng được một môi trường tử tế.

DNA Branding - www.dna.com.vn

Xây dựng thương hiệu - Branding

Xây dựng thương hiệu
Xây dựng thương hiệu là việc giúp khách hàng và những người liên quan thấy được những gì làm cho sản phẩm của bạn hoặc dịch vụ khác biệt, và hấp dẫn hơn của  đối thủ cạnh tranh. 


Một thương hiệu thì lớn hơn rất nhiều chứ không chỉ đơn thuần là logo của doanh nghiệp. Thương hiệu như là tất cả những gì có trong đầu của khách hàng hiện tại hay tiềm năng khi họ nghĩ đến một công ty, sản phẩm hoặc một cá nhân. Các thuộc tính thương hiệu này được hình thành từ chính là những nỗ lực của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các hoạt động truyền thông tiếp thị cũng như chính bản sắc của doanh nghiệp. 

Việc sử dụng và phối hợp một cách khéo léo của thiết kế, quảng cáo, tiếp thị, và văn hóa doanh nghiệp đều có thể giúp tạo ra các các thuộc tính thương hiệu trong tâm trí của mọi người và điều này sẽ rằng sẽ đem lại lợi ích trong kinh doanh.

Xây dựng thương hiệu là sự cố gắng của doanh nghiệp để khai thác các thuộc tính thương hiệu để giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Bất kỳ doanh nghiệp hoặc tổ chức có thể có những lợi ích to lớn qua việc tạo ra một thương hiệu chuẩn mực, tức là một trong những đại diện cho các giá trị thật sự của doanh nghiệp. Vì vậy, điều quan trọng ở đây là luôn luôn giúp khách hàng cảm nhận đúng được đặc tính của thương hiệu của doanh nghiệp mình. 

Xây dựng thương hiệu chính là tạo ra những trãi nghiệm đẹp của thương hiệu trong mọi hoàn cảnh tiếp xúc giữa thương hiệu và khách hàng, nhà cung cấp, đối tác, các đối tượng liên quan khác.

Xây dựng thương hiệu thành công khi doanh nghiệp có thể phát huy thế mạnh của mình. Doanh nghiệp cần chắc chắn rằng luôn có thể thực hiện những lời hứa của mình với khách hàng bằng cách sử dụng những thế mạnh này, đôi khi được gọi là "giá trị thương hiệu”. Doanh nghiệp cần phải xác định được thế mạnh cũng như những giá trị và niềm tin của mình. 

Xây dựng thương hiệu - Branding


Ví dụ:
- Các kỹ năng đặc biệt doanh nghiệp của bạn có
- Chất lượng sản phẩm cao.
- Đáng giá đồng tiền.
- Khả năng sáng tạo… 

Mỗi doanh nghiệp đều muốn trở thành lựa chọn đầu tiên của khách hàng. Xây dựng và quản lý một thương hiệu có thể đóng một phần quan trọng trong thực hiện điều đó xảy ra.



DNA Branding – www.dna.com.vn

Trang web của hệ thống rạp phim Galaxy có thể đã bị hack

Trang web của hệ thống rạp phim Galaxy có thể đã bị hack

Đêm 24/2, website galaxycine.vn gặp sự cố khiến người dùng không thể đặt vé trực tuyến cũng như theo dõi các thông tin trên trang này.


Theo thông tin từ bạn đọc, trong đêm 24/2, website galaxycine.vn gặp tình trạng chỉ truy cập được trong vài giây và bị chuyển hướng đến một địa chỉ khác. Hiện tại, sự cố vẫn chưa được khắc phục, Galaxy đã tạm ngưng hoạt động website.


Website của hệ thống rạp phim Galaxy Cine tại Việt Nam đang tạm ngừng hoạt động, có thể do bị hack.

Theo N.T.D, thành viên của một diễn đàn bảo mật trong nước, đường liên kết trên có liên quan đến EHG (Empty Hacker Group), một nhóm hacker có phần đông là người Việt Nam. Tuy nhiên, trên blog và Facebook, nhóm này không thừa nhận đã gây ra vụ tấn công vào website của Galaxy.

Hiện tại, Công ty cổ phần phim Thiên Ngân (đơn vị sở hữu website galaxycine.vn) chưa cho biết nguyên nhân của sự cố, cũng như thông tin đặt vé và dữ liệu khách hàng có bị ảnh hưởng hay không.

Sau khi phát hiện sự cố, quản trị trang galaxycine.vn đã đăng thông báo tạm ngừng hoạt động và hẹn khách hàng quay lại trong vài giờ nữa. Lý do được đưa ra là nhằm "nâng cấp hệ thống".

Đây là vụ tấn công thứ 2 gây ảnh hưởng đến nhiều người dùng tại Việt Nam trong năm 2015. Cách đây hai ngày, hai tên miền đuôi ".vn" của Google Search cũng đã bị tấn công DNS khiến một bộ phận người dùng trong nước không thể sử dụng dịch vụ tìm kiếm của Google.


Khi người dùng gõ sai địa chỉ trang web của bạn, trình duyệt sẽ tự động đưa đến một trang báo lỗi 404: Not found error pages, có một nguy cơ là họ sẽ không ở lại để xem những nội dung khác mà trang web của bạn cung cấp.

Nói chung, lỗi 404 không ảnh hưởng đến xếp hạng của trang web của bạn trong Google và bạn có thể bỏ qua những lỗi này một cách an toàn. Thông thường, những lỗi này bị gây ra bởi các lỗi chính tả, cấu hình sai (ví dụ: do các liên kết được hệ thống quản lý nội dung tạo tự động) hoặc do những nỗ lực gia tăng của Google nhằm nhận dạng và thu thập dữ liệu các liên kết trong nội dung được nhúng dưới dạng JavaScript.

Một trang 404 được chỉnh sửa lại thân thiện với khách thăm web sẽ khuyến khích khách truy cập ở lại với trang.
Theo Zing.vn